Những giải pháp công nghệ chống ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 08:58, 12/04/2017
(Moitruong.net.vn) – Theo các nhà khoa học, chất dạng hạt (PM) nhỏ xíu trong khói xả của xe hơi, là kẻ giết người lớn nhất trong không khí. Hạt nhỏ nhất là PM2.5, nó có thể xuyên qua mô phổi và vào máu, làm hỏng động mạch và gây bệnh tim mạch.
Tháp Không Khói” ở Bắc Kinh khử được ô nhiễm cho một diện tích bằng sân bóng đá
Do vậy cần phải loại bỏ ô nhiễm không khí ở các thành phố. Nhà sáng chế Hà Lan, Daan Roosegaarde, người đã cảm hứng sáng tạo cho một giải pháp sau khi thăm Bắc Kinh năm 2013, nói: Ba năm sau, ‘tháp không khói’ cao 7m của ông được Bộ Bảo vệ Môi trường ủng hộ, đã được khánh thành ở công viên 751 D Bắc Kinh vào tháng 9/2016.
Đó là một máy lọc khí khổng lồ ngoài trời. Giống như tĩnh điện có thể làm các sợi tóc rụng dính vào một cái lược, các hạt trong không khí bị hút vào trong tháp và nhận được điện tích dương. Những hạt này sau đó được thu giữ bởi một tấm quét bụi có điện tích âm, và không khí sạch được thổi ra ở đầu kia. Tháp có thể lấy và thu gom hơn 75% hạt PM trên một diện tích rộng bằng sân bóng đá, chỉ cần 1.400 Watt, ít điện hơn một máy lọc khí tiêu chuẩn của máy tính. Roosegaarde tin rằng tháp của ông có thể là một phần của cầu nối giữa thời đại công nghiệp gây ô nhiễm nặng với tương lai dùng ít các bon.
Vật liệu xây dựng từ biochar
Ở Berlin kiến trúc sư Allison Dring lại phát triển một giải pháp khác. Thử thách đầu tiên của bà trong việc chống ô nhiễm không khí bắt đầu ở thủ đô Mexico City của Mexico. Mối quan tâm đầu tiên của bà Dring là loại bỏ NO2 của khói xe trên bầu trời thành phố. Cách làm ban đầu của bà là phủ các tòa nhà bằng dioxide titan xúc tác ánh sáng, nó dùng tia cực tím UV của ánh sáng mặt trời để biến NO2 thành acid nitric. Acid này sau đó được trung hòa thành muối vô hại và trôi theo nước mưa.
Bệnh viện Manuel Gea Gonzalez ở thành phố Mexico City được phủ một chất xúc tác
để biến dioxide ni tơ thành một chất muối vô hại
Để tăng tối đa diện tích một mặt tiền tòa nhà, bà Dring đã tạo ra thiết kế kiểu san hô để bắt được ánh sáng và gió từ mọi phía. Dự án lớn nhất của bà cho tới nay bao phủ 2.500 m2 của bệnh viện Manuel Gea Gonzalez phía nam thành phố Mexico City. Giảm ô nhiễm của những của đường phố phía dưới tương đương khoảng 1.000 xe/ngày.
Hiện bà đang tạo ra một vật liệu xây dựng từ biochar, một chất như than củi thu được do đốt các sản phẩm phụ của vụ thu hoạch nông nghiệp hoặc đốt các cành cây tỉa từ cây xanh trong thành phố trong lò nhiệt phân, làm phân hủy hóa học những vật liệu hữu cơ bằng cách làm nóng chúng trong điều kiện không có oxy.
Dùng bồ câu để theo dõi không khí
Tại Anh, khu mua bán Oxford Street sầm uất nhất thủ đô London vẫn thu hút đông đảo người tới mặc dù mức NO2 gấp 3 lần giới hạn cho phép của EU.
Từ tháng 3/2016, 10 con chim bồ câu ở London đã trở thành nổi tiếng do chúng được giao một nhiệm vụ quan trọng. Những con bồ câu này đeo ‘ba lô’ có thiết bị theo dõi ô nhiễm không khí. Khi ở trên trời, các thiết bị này gửi tức thời dữ liệu chất lượng không khí cập nhật qua tin nhắn vào điện thoại của người dân London. Bồ câu đeo ba lô chỉ là những biện pháp gần đây nhất trong những cố gắng ngày càng lớn để theo dõi và kiểm soát không khí.
Những thiết bị cảm biến ô nhiễm nhỏ xíu có khả năng đo NO2 và ozone được thiết kế bởi một số các nhà khoa học trước đã làm việc cho chuyến thám hiểm sao Hỏa. Khó khăn lớn là làm sao để gắn nó lên lưng một con bồ câu, vì chim bồ câu chỉ mang nổi khoảng 40 gam. Nhờ cách in 3D cái hộp đựng nên cuối cùng cũng có được kích thước vừa phải.
Thùy Linh