Điểm danh 10 thành phố sạch nhất thế giới
Cuộc sống xanh - Ngày đăng : 02:00, 04/09/2019
Chicago (Hoa Kỳ)
Chicago, thuộc bang Illinois, là thành phố lớn thứ ba của Mỹ sau New York và Los Angeles.
Sông Chicago – Ảnh sưu tầm.
Dù sầm uất với những cao ốc nhưng thành phố vẫn mát mẻ do nằm bên bờ hồ Michigan rộng mênh mông. Chicago còn có tên là ‘Thành phố của gió’ vì không gian thoáng đãng.
Với khoảng 2,7 triệu người sinh sống, “thành phố gió” này không chỉ có những tòa cao ốc chọc trời mà nó còn có những khu vườn thiết kế tuyệt đẹp, cùng những đại lộ rợp bóng mát nữa đó.
Singapore
Singapore được mệnh danh là thành phố “xanh” của châu Á, đất nước nổi tiếng những quy định nghiêm ngặt liên quan tới bảo vệ môi trường.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thì độ phủ của cây xanh của nước này cũng tăng theo: năm 1980 tỷ lệ là 36%, còn hiện nay gần 50% diện tích đảo quốc là cây xanh, theo CNN.
Từ “xanh” có nhiều ý nghĩa khác nhau, Singapore dường như có tất cả: môi trường trong lành, năng lượng tái tạo và tương lai bền vững.
Trong quy hoạch, cảnh quan, môi trường, cây xanh được chú trọng đầu tiên, với diện tích đất hạn chế, Chính phủ Singapore đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”.
Ở Singapore xây dựng những tuyến phố có nhiều cây xanh, các tuyến giao thông công cộng như xe bus, xe bus 2 tầng và tàu điện ngầm được người dân sử dụng khá phổ biến vì sự tiện lợi lại giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Honolulu (Hawaii, Hoa Kỳ)
Honolulu là thủ phủ của tiểu bang Hawaii. Nơi đây được ví như thiên đường nhiệt đới mà người người nhà nhà luôn ao ước một lần được đặt chân đến.
Honolulu không chỉ có khí hậu mát mẻ, bãi biển xanh mát mà còn đứng thứ tư trong bảng xếp hạng những thành phố sạch nhất thế giới.
Không chỉ có khí hậu trong lành, để trở thành một trong những Tp sạch nhất thế giới, chính quyền Honolulu cam kết sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố.
Nhiều dự án phát triển môi trường bao gồm H-Power, dự án mục tiêu chuyển đổi 2.000 tấn rác thải thành năng lượng điện, cung cấp cho hơn 40.000 hộ dân, dự án Pearl Citybus sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cắt giảm chi phí năng lượng.
Hamburg (Đức)
Hamburg, thành phố lớn thứ hai của Đức, là một trong số những thành phố sạch nhất thế giới. Hamburg được mệnh danh là Thủ đô xanh của châu Âu.
Mặc dù Hamburg là một thành phố công nghiệp nhưng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh của thiên nhiên cùng những công trình kiến trúc độc đáo mà tạo nên vẻ đẹp riêng đầy thơ mộng và hiện đại.
Chính quyền thành phố Hamburg đặt ra mục tiêu sẽ cắt giảm 80% lượng phát thải khí CO2 vào năm 2050 và lên kế hoạch phát triển một “Mạng lưới xanh” trong khu vực.
Kế hoạch Mạng lưới Xanh của Hamburg (Gruenes Netz) là một chiến lược kéo dài hai thập kỷ nhằm kết nối toàn bộ các trung tâm đô thị và vùng ngoại ô thông qua các tuyến đường dành cho xe đạp và người đi bộ, loại bỏ dần các loại xe ô tô, mang lại không gian xanh hiệu quả đến từng ngôi nhà của mỗi người dân thành phố.
Giữa năm 2018 vừa qua, TP Hamburg cũng trở thành thành phố đầu tiên của nước Đức áp đặt lệnh cấm xe ô tô chạy bằng động cơ diesel.
Reykjavik (Iceland)
Iceland được gọi là hòn đảo Đại Tây Dương, là láng giềng châu Âu gần nhất của Mỹ. Khí hậu của Iceland không quá khắc nghiệt vào mùa đông như cái tên “lạnh lẽo” của nó.
Nếu ai từng ghé thăm Reykjavik thì sẽ vô cùng ấn tượng bởi những con phố xinh đẹp không có rác, những chiếc xe bus chạy bằng nhiên liệu sạch hydrogen, điện và khí đốt cũng được sản xuất từ nguồn sạch.
Helsinki (Phần Lan)
Helsinki là thành phố chính của Phần Lan. Nơi đây có những ngọn núi hùng vĩ, bảo tàng và bãi biển xanh sạch, cát trắng thơ mộng, có nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan.
Ước tính dân số của Helsinki khoảng 78 triệu người. Không chỉ là thành phố thịnh vượng về mọi mặt mà nơi đây còn có môi trường xanh, độ sạch sẽ cao tới mức không chê vào đâu được. Tất cả nhờ vào việc quản lý vệ sinh môi trường chặt chẽ từ phía chính phủ cũng như ý thức cao từ phía người dân thành phố.
Chính quyền thành phố nỗ lực mang đến không gian xanh cho Helsinki và phát triển hệ thống giao thông công cộng. 36% diện tích đất dành cho công viên với hơn 40 khu dự trữ sinh quyển trên diện tích 890 ha. Phần Lan cũng đang tích cực bảo vệ bờ biển trước nguy cơ nước biển dâng và băng tan từ hai cực.
Copenhagen (Đan Mạch)
Thành phố Copenhagen của Đan Mạch đã nhiều năm liền được bình chọn là một trong những thành phố đáng sống nhất châu Âu.
Thủ đô đất nước Đan Mạch nổi tiếng là thành phố xanh của châu Âu với bầu không khí trong lành. Điều này có được là nhờ sự xuất hiện của những chiếc xe đạp trên khắp mọi nẻo đường của Thủ đô Đan Mạch. Đạp xe đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân Copenhagen, thậm chí, số xe đạp còn nhiều hơn dân số nơi đây. Từ thanh để chân ở mỗi cột đèn giao thông hay thùng rác trên đường phố, tất cả đều được thiết kế để phù hợp với người đi xe đạp.
Copenhagen có hơn nửa triệu dân, vì thế, cuộc sống nơi đây không quá xô bồ mà vẫn giữ được nhiều nét bình yên.
Người dân TP Copenhagen đều có ý thức bảo vệ môi trường và hứng thú với những món đồ tái chế. Người ta yêu thích sử dụng xe đạp, ăn thực phẩm hữu cơ, đa số khách sạn đạt chuẩn thân thiện môi trường.
Geneva (Thụy Sĩ)
Thủ đô Geneva của Thụy Sĩ luôn đứng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống, trong đó có độ sạch của đô thị.
Geneva tọa lạc tại một vị trí đẹp nhất, nơi dòng sông Rhône chảy ra khỏi hồ Geneva (hay còn gọi là hồ Leman), với một bên là sườn của dãy núi Jura và bên kia là những đỉnh cao của dãy Alpes bao quanh, nên khí hậu Geneva quanh năm ôn hòa.
Calgary, Canada
Calgary là thành phố từng được tạp chí Forbes bình chọn là thành phố sạch nhất thế giới. Thành phố nằm nằm giữa các núi đá và thảo nguyên ở Canada nên khí hậu rất mát mẻ và trong lành. Tuy nhiên, quan trọng là cách thành phố này xử lý những vi phạm để đảm bảo môi trường mỹ quan sạch của mình. Nếu bạn xả rác từ xe hơi hoặc ném đầu lọc thuốc lá thì sẽ bị phạt đến 1.000 USD.
Linh Chi (T/h|)