Chân dung tân Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Lê Hùng Anh
Tin hoạt động Hội - Ngày đăng : 14:54, 12/05/2022
Ông Lê Hùng Anh sinh ngày 24/4/1971 tại Hà Nội.
Năm 1989 ông tốt nghiệp cấp III tại trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế, sau một năm học tiếng Đức, năm 1990 ông Lê Hùng Anh lên đường sang Cộng hòa Liên bang Đức du học. Ông theo học ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Humboldt Berlin. Năm 1997, ông tốt nghiệp Đại học Humboldt Berlin.
Sau khi tốt nghiệp đại học ông tiếp tục học lên tiến sĩ, năm 2002 ông tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học Nông nghiệp tại trường Đại học Humboldt Berlin.
Năm 2015, ông Lê Hùng Anh được phong học hàm Phó Giáo sư.
Ông Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Hùng Anh làm Phó Chủ tịch Hội, Trưởng Văn phòng đại diện của Hội tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Quá trình công tác của ông Lê Hùng Anh
– Từ 9/2002 – 9/2004: Nghiên cứu viên sau tiến sĩ, Viện quản lý chất thải và các vùng ô nhiễm – Trường Đại học Công nghệ Dresden – CHLB Đức.
– Từ 12/2004 – 12/2009: Trưởng đại diện tại Việt Nam, Đại diện tại Việt Nam – Công ty TNHH quản lý môi trường tích hợp và quản lý chất thải INTECUS.
– Từ 1/2010 – 12/2010: Giảng viên, Khoa Khoa học Môi trường – Đại học Sài Gòn.
– Từ 1/2011 – Nay: Trưởng bộ môn, Phó Viện trưởng, Viện trưởng, Viện KHCN&QLMT – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Các bài báo, công trình đã công bố
– Nghiên cứu định lượng vi nhựa trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân bằng phương pháp nhuộm Nile Red và khảo sát sự hiểu biết của người tiêu dùng về tồn tại vi nhựa trong các sản phẩm này – Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, ISSN 2525-2267, tập 49-2021, trang 198-209.
– Khảo sát chất lượng ống hút nhựa trường học ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý – Tài nguyên và Môi trường, ISSN 18591477, tập Số 3 (353): 2/2021, trang 29-30.
– Nghiên cứu phương pháp truyền thông môi trường trong các khối trường học ở TP. Hồ Chí Minh – Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477, tập Số 3 (353): 2/2021, trang 31-33.
– Đánh giá hoạt động của hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhằm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, ISSN 18594255, tập 67 (08-2021), trang 29-36.
– Đánh giá khả năng xử lý kim loại kẽm bằng vật liệu nano gum được điều chế từ nano oxit sắt từ có gắn gum hạt muồng hoàng yến – Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477, tập số 20/346, trang 41-43.
– Nghiên cứu phân lập các chủng vi khuẩn chịu mặn tiềm năng trong xử lý nước thải chế biến thủy hải sản – Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477, tập 18+19 (344_345):2020, trang 106-108.
– Nghiên cứu khả năng xử lý Phosphate của vi khuẩn Bacillus subtilus phân lập từ nguồn nước thải chế biến thủy sản – Khoa học công nghệ và thực phẩm, ISSN 0866-8132, tập 20(1).
– Ứng dụng mô hình DNDC tính toán phát thải khí nhà kính từ hoạt động canh tác lúa nước tại huyện Cái Bè-Tiền Giang – Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, ISSN 2525-2267, tập 44A 02-2020, trang 118-131.
– Bách khoa toàn thư về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc – Springer , ISBN 978-3-319-71060-0.
– Công nghệ Sinh thái – Tập 2 – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, ISBN 9786046714439.
– Nghiên cứu xử lý chất màu trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp chiếu xạ gamma Cobalt-60 – Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ISSN 0866-708X, tập 53(4C), trang 202-211.
– Thu hồi nhiên liệu lỏng từ nhựa HDPE, PE và lốp xe phế thải bằng phương pháp nhiệt phân – Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, ISSN 1859-2333, Vol. Số chuyên đề, pp. 88-93.
– Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối nước thải nhiễm mặn và thu hồi sinh khối rong – Tạp chí Đại học Công nghiệp, ISSN 1859-3712, tập 2(19), trang 32-45.
Văn phòng đại diện của Hội tại TP.Hồ Chí Minh tặng lẵng hoa chúc mừng Khai trương Văn phòng giao dịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam.
Các đề tài, đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia
– Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật xử lý nước thải nhiễm mặn.
– Đánh giá tiềm năng thu hồi năng lượng từ các nguồn chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam.
– Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế tạo 01 dây chuyền công nghệ sử dụng trấu để cung cấp năng lượng cho các tổ hợp xay xát thóc công suất 6-10 tấn/giờ.
– Làm chủ công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật phủ chất kháng khuẩn phủ nano bạc sử dụng trong y tế công suất 2 triệu m/năm.
Giải thưởng về KH&CN, về chất lượng sản phẩm
– Chứng nhận dự án sản xuất lúa hữu cơ sử dụng phân ủ từ phế thải nông nghiệp đã đạt giải cuộc thi Chung kết Ngày sáng tạo Việt Nam lần thứ 3 ngày 15-16/6/2005 tại Hà Nội.
Khen thưởng
– Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm học 2019-2020.
– Bằng khen của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM đã có thành tích hướng dẫn sinh viên đạt giải Ba Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 22 năm 2020.
– Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” năm học 2018-2019
– Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” góp phần xây dựng và phát triển ngành Công thương Việt nam giai đoạn 2015-2017.
– Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” năm học 2015-2016.
– Kỷ niệm chương vì giai cấp nông dân Việt Nam đã có thành tích đóng góp giai cấp nông dân và Hội nông dân Việt Nam.
– Thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn.
– Giải nhất cuộc thi kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội đảm bảo chất lượng Kompost thuộc khu vực Berlin-Brandenburg-Sachsen-Anhalt.
Phạm Anh