Cực quang được coi là điềm báo “kinh sợ” đối với nhiều nước trên thế giới
Môi trường xã hội - Ngày đăng : 11:40, 24/09/2018
(Moitruong.net.vn) – Cực quang là một hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp mà có lẽ ai cũng từng nghe ít nhất một lần. Cực quang hình thành do tương tác của các hạt điện từ trong bầu khí quyển, tuy vậy, người cổ đại lại có định nghĩa khác về thứ “ánh sáng ma quỷ” này.
Thiên nhiên đầy ắp những hiện tượng kì thú và đẹp đến choáng ngợp. Một trong số đó phải kể đến cực quang (còn gọi là aurora) – được biết đến là màn trình diễn ánh sáng đỉnh nhất mà con người có thể chiêm ngưỡng trên bầu trời.
Là một hiện tượng đẹp và kỳ ảo, cũng không ngạc nhiên khi cực quang quy tụ rất nhiều câu chuyện xung quanh nó. Cực quang lần đầu tiên được quan sát thấy bởi người Inuit – một tộc người sinh sống gần Bắc Cực. Họ tin rằng hiện tượng này là kết quả của các luồng ánh sáng chiếu xuống mặt đất qua các lỗ hở tại vòm ngăn cách Trái đất với thiên đường.
Đối với người Hy Lạp cổ đại, cực quang là hiện tượng diễn ra do hoạt động của mặt trời mà họ hầu như chưa từng nghe qua. Họ lý giải hiện tượng này bằng giả thuyết cực quang là chị của Helios và Seline (tương ứng với mặt trời và mặt trăng trong tín ngưỡng của họ). Trong giả thuyết đó, cực quang xuất hiện trên bầu trời vòa buổi sáng sớm trên chiếc ngựa bảy sắc cầu vồng nhằm nhắc
nhở anh chị em của mình rằng một ngày mới đã bắt đầu.
Cực quang tại Nam Âu khi đó có màu đỏ. Các cư dân nghèo từ Pháp và Ý tin rằng cực quang là một điềm xấu, khiến họ liên tưởng đến chiến tranh, bệnh dịch hạch và sự chết chóc.
Tại Scotland và Anh, bầu trời “đỏ rực” xuất hiện chỉ 3 tuần ngay trước thềm cách mạng Pháp và được cho là dấu hiệu của những cuộc xung đột.
Hiện tượng cực quang cũng rất hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc, do đó khi cực quang diễn ra, người Trung Quốc cổ đại đã vô cùng kinh ngạc và cả kinh sợ.
Xuân Trường (T/h)