Diễn biến Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 06:59, 26/09/2017
(Moitruong.net.vn) – Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu bước vào phiên thảo luận thứ nhất với nội dung “Thảo luận chuyên đề về định hình chiến lược phát triển bền vững”.
17h15 – 17h30: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo: Cần giải quyết tốt các vấn đề quy hoạch, quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương. Trong quá trình rà soát quy hoạch: Phải sử dụng có hiệu quả cao với nước ngọt, khai thác nước lợ, đảm bảo số lượng nước ngọt cho người dân, sống chung với nước mặn; Lựa chọn công trình đầu tư có hiệu quả đối với từng vùng; Cần quy hoạch nông nghiệp đảm bảo ăn chắc, cái gì chắc thì làm. Sử dụng không gian phù hợp, giành giao diện cần thiết giữa con người với sông và với biển. Tận dụng các cơ hội giải quyết các thách thức, coi đồng bằng là vùng nông nghiệp trọng điểm. Nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi giá trị nông nghiệp.
17h – 17h15: Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre trình bày nguồn lực và cơ chế phát triển vùng ở Bến Tre Tỉnh đã đào tạo xuất khẩu lao động, xây dựng vùng kinh tế mới, có nguồn đầu tư tích lũy. Bên cạnh đó, đã nảy sinh sự phát triển tự phát, phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng Thách thức: Cơ sở hạ tầng xuống cấp, người dân theo cơ chế ăn theo Nguồn đầu tư còn hạn chế, sự phát triển manh mún, tự phát khiến cho kinh tế địa phương còn bị kìm hãm. Đề xuất: Cần khai thác hiệu quả từng khu vực. Cần hạn chế sự đầu tư cục bộ và cần một tổ chức để chủ trì hợp tác với các cơ quan địa phương, vùng lân cận.
Các Đại biểu tham dự hội nghị
16h45 – 17h: Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà trình bày nội dung Cơ chế chính sách Bộ Tài chính về phí cho địa phương, cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho địa phương phát triển. Rà soát các chính sách kinh doanh, nghiên cứu rà soát các chính sách về thuế, phí. Ưu tiên chính sách trung ương cho phát triển cơ sở hạ tầng nhà nước Chính sách đô thị nông thôn, nước sạch, rác thải, an sinh xã hội. Chính sách huy động vốn: trong nước và cả nước ngoài Định mức phân bổ nguồn vốn đầu tư, tăng nguồn lực cho ĐBSCL mở rộng đầu tư từ nhiều nguồn Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Chọn chương trình dự án đầu tư phù hợp với vùng.
Các Đại biểu tham dự và lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
16h30 -16h45: Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ trình bày Quy hoạch sử dụng đất phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL. Quy hoạch tích hợp dựa vào chiến lược phát triển vùng ĐBSCL, hệ sinh thái ĐBSCL gần như đã bị thay đổi, quá trình phát triển đbscl không bền vững. Thứ trưởng nêu ra giải pháp: tích hợp các quy hoạch chung của vùng, nghiên cứu chiến lược phát triển. Cần xây dựng nguồn lực từ nhà nước, nguồn lực động viên xã hội hóa, nguồn lực tĩnh ở trong đất đai thành nguồn đất động, nâng khả năng nguồn nhân lực tại chỗ. Vận hành hệ thống đánh giá thông qua các chương trình dự án.
Phiên thảo luận toàn thể về nguồn lực, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì
16h15 – 16h30: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày Định hướng thủy lợi phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
15h45 – 16h: Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày Giải pháp chuyển đổi nông nghiệp bền vững cho các tiểu vùng tại ĐBSCL.
Hội nghị bắt đầu thảo luận xoay quanh nội dung: Nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở.
14h30 – 14h45: PGS. Nguyễn Thị Liên Hương: thiếu nước trầm trọng tại ĐBSCL, các vấn đề bảo vệ sức khỏe là cấp tính nhất, phải đưa vấn đề sức khỏe của người dân vào trước nhất trước vấn đề biến đổi khí hậu, lồng ghép vấn đề sức khỏe với biến đổi khí hậu , rà soát cơ sở khám bệnh, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng cường nâng cao cung cấp nước sạch cho người dân.
14h – 14h 15: Ông Nguyễn Quang, đại diện Habitax trình bày kiến nghị: tài sản lớn nhất ĐBSCL là hệ sinh thái, đem lại giá trị gia tăng, nguồn sinh kế. Phát triển ĐBSCL, kiểm soát quản lý công cụ đất đai, lồng ghép cả thích ứng và giảm thiểu, sử dụng năng lượng tái tạo xanh để hạn chế ô nhiễm biến đổi khí hậu, giảm thiểu để thích ứng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đi theo dự án sạch, Cần kinh phí đầu tư cho sự phát triển của vùng ĐBSCL.
Bà Aticoozi, Giám đốc quốc gia về chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, kiến nghị: tầm quan trọng của việc đưa ra những lựa chọn về sự phát triển của ĐBSCL, hợp tác với các tổ chức khác để sử dụng những dữ liệu mới và khoa học kỹ thuật mới. Cách thức nhìn nhận : thay đổi mạnh mẽ, chuyển từ chống chọi thiên tai sang quản lí thiên tai. Cần có những phân tích chiến lược quản lý hệ sinh thái, quản lý môi trường, không nên phụ thuộc vào những phân thức môi trường, tập trung đẩy mạnh sự tham gia của người dân, kinh tế tư nhân vào quá trình phát triển Đẩy mạnh sự tham gia của VN với các đối tác, trong việc hoạch định chính sách của các quốc gia khác. Tầm quan trọng của kiến thức nhóm văn hóa khác nhau, không để bất cứ ai lùi lại phía sau, cần có những thực tiễn, thông lệ vào sự phát triển chung của khu vực.
13h45 – 14h00: Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh trình bày nội dung An toàn nước sạch ĐBSCL. Nội dung đề cập đến vấn đề khai thác hợp lý nước, chống khai thác nước ngầm. Qua đó, đưa ra đề xuất: cấp nước sạch cho các vùng bị ngập mặn, xây dựng nhà máy cấp nước vùng.
13h30 – 13h45: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh trình bày Báo cáo Kết quả Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015 thuộc Chương trình khoa học – công nghệ cấp quốc gia. Theo đó, báo cáo đề xuất: nghiên cứu các ảnh hưởng của các khai thác thượng nguồn sông Mê Kông, tác động của biến đổi khí hậu đến hiện tượng nước biển dâng. Chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp với ĐBSCL. Tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công nghệ.
Buổi chiều ngày 26/9, Hội nghị tiếp tục phần còn lại của phiên thảo luận “chuyên đề về định hình chiến lược phát triển bền vững” với sự chủ trì của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Các đại biểu tham dự Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
11h30 – 11h45: Ông Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang trình bày sử dụng đất đai chưa kiểm soát, có nhiều mâu thuẫn, vấn đề thiếu nước ngọt… những thách thức lớn nhất là thiếu kế hoạch chiến lược. Viện trưởng đã đưa ra kiến nghị: khai thác biến đổi khí hậu, khai thác giao thông đường thủy, cảng, khai thác du lịch sông nước.
11h15 – 11h30: Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ trình bày nội dung Cần xây dựng các hệ thống phân phối phù hợp cho ngành nông nghiệp, cần chuyển đổi ngành nông nghiệp, chế biến, thị trường.
11h00 – 11h15: Ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) trình bày Đánh giá hiện trạng sông Mê Kông, giải quyết vấn đề về nước, việc sử dụng nước.
10h30 – 11h00: Ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trình bày với góc nhìn của các nghiên cứu, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có chế phát triển vùng chưa tương xứng, chất lượng môi trường suy giảm nghiêm trọng nên cần phải có các giải pháp phù hợp với ĐBSCL. Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ, xây dựng phát triển vùng, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, tập trung vào lúa, tôm, nghiên cứu các vấn đề xoáy lở, vấn đề ô nhiễm môi trường; Quy hoạch phát triển các mô hình nông công nghiệp thích hợp, phát triển mô hình tài nguyên thiên nhiên, phát triển các mô hình sinh kế mới, đánh giá nâng cao năng lực thích ứng của người dân, xác định các rào cản, tiếp tục các nghiên cứu khoa học.
10h15 – 10h30: Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trình bày nội dung: Kết hợp nhiều giải pháp giúp ĐBSCL hạn chế tình trạng sạt lở, bảo vệ bờ biển. Tăng cường quản lý các khu cụm công nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm, tham mưu nhà nước về mô hình chuyển đổi thuốc bảo vệ thực vật từ hữu cơ sang vô cơ, giữ vững lượng phù sa, mô hình nước ngọt cho khu vực ĐBSCl. Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ, xây dựng phát triển vùng, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, tập trung vào lúa, tôm, nghiên cứu các vấn đề sạt lở, vấn đề ô nhiễm môi trường; Quy hoạch phát triển các mô hình nông, công nghiệp thích hợp, phát triển mô hình tài nguyên thiên nhiên, phát triển mô hình sinh kế mới, đánh giá nâng cao năng lực thích ứng của người dân, xác định các rào cản, tiếp tục các nghiên cứu khoa học.
10h00 – 10h15: Đại diện Ngân hàng Thế giới Word Bank Các giải pháp chuyển đổi phù hợp với ĐBSCL: xây dựng hệ thống đê điều, đa dạng hóa vụ mùa, kết hợp các loại hình canh tác, điều chỉnh chiến lược tiểu vùng, điều chỉnh việc sử dụng đất theo điều kiện tự nhiên.
9h45 – 10h00: Ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường trình bày định hướng về chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL, với quan điểm tài nguyên đất nước phải thích ứng với biến đổi khí hậu là tiền đề quan trọng.
9h30 – 9h45: Ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày nội dung thách thức và giải pháp về quản lí tài nguyên nước tại ĐBSCL. Gồm các nội dung: định hướng quản lý nguồn nước ĐBSCL. Phân vùng lại ĐBSCL theo hướng trọng tâm về lũ, đồng bộ thống nhất nuôi trồng thủy sản theo từng vùng. Cơ chế quản lý giám sát cơ sở hạ tầng phòng chống lũ không thể tách rời vấn đề nước với việc khai thác nước. Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước kiến nghị cần tập trung quy hoạch tài nguyên nước ĐBSCL xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tài nguyên nước, cảnh báo sạt lở bờ sông bờ biển.
9h30: Hội nghị bắt đầu các phiên chuyên đề song song về định hình chiến lược phát triển bền vững. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, chủ trì thảo luận nội dung về thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL.
Oanh Lê – Phương Quyên