Tường thuật: Chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề “Hạn hán và Xâm nhập mặn” tại Thái Nguyên
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 02:12, 27/01/2018
(Moitruong.net.vn) – Sáng nay (ngày 27/1), Trung ương Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, Đại học Thái Nguyên, Đại học Khoa học tổ chức chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề “Hạn hán và Xâm nhập mặn”.
: Các đại biểu tham gia Chiến dịch Tết trồng cây hưởng ứng Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” tại trường Đại học Khoa học
10h00: Các đại biểu tham gia chương trình gây quỹ “Chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu”
Bà Hà Thị Bích Hồng – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên tham gia chương trình quyên góp gây quỹ “Chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu”
09h50: Các đại biểu tham gia phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề “Hạn hán và Xâm nhập mặn” tại Đại học Thái Nguyên.
09h40: Bạn Lù Thị Quỳnh – Sinh viên trường Đại học Khoa học lên phát biểu chia sẻ kinh nghiệm tham gia Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống”
Sinh viên Lù Thị Quỳnh – Đại diện nhóm “Mẹ Trái đất” đạt giải Nhất tập thể tại Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” năm 2017 – Chủ đề: “Lũ lụt, hạn hán và Hành động của chúng ta”
09h30: TS. Nguyễn Văn Đăng – Phó Bí thư Đảng uỷ – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học phát biểu
TS. Nguyễn Văn Đăng – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học phát biểu
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, trách nhiệm bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt là sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ cũng chính là việc làm ý nghĩa để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy, các sinh viên trường Đại học Khoa học, ngay từ hôm nay hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: giữ môi trường sạch sẽ tại nơi ở, giảng đường, ký túc xá, không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia các hoạt động trồng cây, thu gom rác thải, đạp xe bảo vệ môi trường.
Đồng thời, mỗi sinh viên trường Đại học Khoa học nói riêng và các trường Đại học trên cả nước nói chung hãy là một hạt nhân tích cực trong chiến dịch tuyên truyền, truyền thông về biến đổi khí hậu.
Hôm nay, hòa trong bầu không khí nhiệt huyết và sôi động của toàn bộ sinh viên, Đại học Khoa Học rất hân hạnh được Ban tổ chức Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: “Hạn hán và Xâm nhập mặn” lựa chọn là trường Đại học đầu tiên tổ chức chương trình Gala phát động cuộc thi.
Đây là vinh dự, niềm tự hào cũng là trọng trách của nhà trường phải giúp đỡ, quan tâm các em sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu để có những tác phẩm dự thi chất lượng với những ý tưởng, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu sáng tạo, thiết thực, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Nhân dịp này, thay mặt Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học, tôi xin chính thức kêu gọi toàn thể các em sinh viên tích cực tham tham gia Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: “Hạn hán và Xâm nhập mặn”.
Đây cũng là cuộc thi có đầy ý nghĩa, một sân chơi để các bạn sinh viên có cơ hội nói lên những ý tưởng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường, tôi chính thức giao cho Ban Chấp hành Đoàn trường phối hợp với Hội sinh viên phát động Cuộc thi tới từng lớp học để các em được biết và tham dự đông đủ nhất.
09h20: Ths. Nguyễn Đình Yên – Bí thư Đoàn Đại học Thái Nguyên phát biểu:
Ths. Nguyễn Đình Yên – Bí thư Đoàn Đại học Thái Nguyên
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu. Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, trách nhiệm bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt là sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ cũng chính là việc làm ý nghĩa để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy, các sinh viên trường Đại học Thái Nguyên, ngay từ hôm nay hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: giữ môi trường sạch sẽ tại nơi ở, giảng đường, ký túc xá, không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia các hoạt động trồng cây, thu gom rác thải, đạp xe bảo vệ môi trường.
Đồng thời, mỗi sinh viên trường Đại học Thái Nguyên nói riêng và các trường Đại học trên cả nước nói chung hãy là một hạt nhân tích cực trong chiến dịch tuyên truyền, truyền thông về biến đổi khí hậu.
09h10: Ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi phát biểu:
Ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi phát biểu tại chương trình
Biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến gần đây vượt xa mức được ghi nhận là kỷ lục trước đó. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2016 lại phá kỷ lục của năm 2015, trở thành năm nóng nhất trong lịch sử tồn tại của loài người; Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tiếp tục tăng, đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm. Biến đổi khí hậu được dự báo là có nhiều diễn biến phức tạp trong những năm tới, tiếp tục tạo ra nhiều thách thức về kinh tế – xã hội, an ninh và môi trường.
Tại Việt Nam, biểu hiện rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu được thể hiện qua thời tiết những năm gần đây ngày càng bất thường, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn có nhiều diễn biến phức tạp.
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có khoảng 10 -12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP.
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày 31 tháng 10 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1670 Phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu tổng quát là phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên.
Tiếp nối thành công của Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” năm 2017 – Chủ đề: “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta”. Được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã quyết định tổ chức Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” thường niên nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn về biến đổi khí hậu.
09h00: Bà Hà Thị Bích Hồng – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên phát biểu:
Bà Hà Thị Bích Hồng – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên phát biểu chỉ đạo
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên rất vui mừng chào đón Ban tổ chức Cuộc thi “Biến đổi Khí hậu với Cuộc sống” về Thái Nguyên tổ chức chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: “Hạn hán và Xâm nhập mặn”.
Biến đổi khí hậu hiện đã trở thành một trong những thách thức lớn của nước ta.
Như chúng ta đã biết, năm 1944, Việt Nam đã hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Hạn hán kết hợp với sâu bệnh, lũ lụt trong mùa thu hoạch và chính sách phá lúa trồng ngô của quân phiệt Nhật Bản đã dẫn đến nạn đói ở Việt Nam năm 1945 làm chết khoảng 2 triệu người.
Sau hơn 70 năm, năm 2016, Việt Nam đang gánh chịu đợt hạn hán được cho là chưa từng trong lịch sử 100 năm qua. Đợt hạn hán kèm theo xâm nhập mặn này ảnh hưởng trực tiếp đến hơn chục tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sông ngòi trơ đáy, đất khô nứt nẻ đang là thảm cảnh tại đây.
Bên cạnh hạn hán, xâm nhập mặn cũng là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Xâm nhập mặn là hiện tượng thiên nhiên xảy ra thường niên ở đồng bằng sông Cửu Long và phụ thuộc vào các yếu tố như: dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mekong; khả năng trữ nước cuối mùa lũ của vùng; diễn biến mực nước ven biển; tình trạng sử dụng nước ở đồng bằng sông cửu long…
Mùa khô 2015 – 2016, Đồng bằng sông Cửu Long phải hứng chịu một đợt hạn – mặn lịch sử chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề cho 9/13 tỉnh ven biển. Ước tính thiệt hại trong đợt hạn – mặn 2015 – 2016 toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể lên đến 5.500 tỷ đồng.
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa phương chịu tác động nhất định của Biến đổi khí hậu.
08h45: Chương trình Gala Phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” – Chủ đề: “Hạn hán và Xâm nhập mặn” bắt đầu với chương trình văn nghệ chào mừng.
Chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: Hạn hán và Xâm nhập mặn có sự tham dự các quý vị đại biểu
Về phía UBND tỉnh Thái Nguyên có sự hiện diện của Bà: Hà Thị Bích Hồng – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Thế Giang – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên.
Về phía Trung ương Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam có ông Nguyễn Văn Lai – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Về phía Tạp chí Môi trường và Cuộc sống có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi
Về phía trường Đại học Khoa học có GS. TS Lê Thị Thanh Nhàn – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học
Tiếp nối thành công của Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” năm 2017 – Chủ đề: “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta”. Được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã quyết định tổ chức Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” thường niên nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ về biến đổi khí hậu.
Năm 2018, Tạp chí tổ chức Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: “Hạn hán và Xâm nhập mặn”. Đối tượng là các bạn sinh viên đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước.
Hồng Hạnh