Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bán đảo Lôi Châu – Trung Quốc
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 01:08, 24/07/2018
(Moitruong.net.vn) – Với sức gió giật mạnh cấp 8, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, hiện áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang gây mưa to và mạnh trên bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Dự báo đường đi của ATNĐ – Ảnh Trung tâm Dự báo KTTV – QG
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 4h ngày 24/7, vị trí trung tâm ATNĐ ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (từ 40 – 50km/h), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 có bán kính khoảng 50km tính từ tâm ATNĐ trở ra. Vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên) trên biển trong 24h nằm trong khoảng: Phía Đông kinh tuyến 108,5 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 20,0 độ Vĩ Bắc (khu vực Đông bắc vịnh Bắc Bộ).
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 – 15km. Đến 4h ngày 25/7, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 22,8 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ vẫn duy trì caaos 6, giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 có bán kính khoảng 50km tính từ tâm ATNĐ trở ra.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ, phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6. Giật cấp 8 và có mưa giông mạnh, biển động. Độ rủi ro thiên tai đạt mức cấp 3.
Trong 36h tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 – 20km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Các chuyên gia khí tượng cho biết: Do ATNĐ hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới và suy yếu thành một vùng áp thấp. Hiện lưỡi áp cao cận nhiệt đới có xu hướng lấn về phía tây trong thời gian tới, khiến dải hội tụ nhiệt đới gây mưa hoạt động mạnh dần lên. Tạo thành một “tổ hợp” thời tiết xấu hơn. Theo đó, từ đêm nay (24/7) trở đi, một đợt mưa giông trên diện rộng sẽ bao phủ khu vực phía Đông Bắc Bộ. Sau mưa gió lan toả sang các tỉnh phía Tây Bắc Bộ; mưa lớn tập trung chủ yếu vào các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc.
Hải Dương