Chủ động ứng phó lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 00:28, 31/10/2018
– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, đóng góp phần lớn sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy sản, vì vậy, việc chủ động ứng phó với lũ lụt của vùng là rất cần thiết trong thời gian tới.
>>> Hậu Giang: Đầu tư gần 165 tỷ đồng xây hồ nước ngọt ứng phó với BĐKH
>>> Đức phải mở kho dự trữ nhiên liệu chiến lược vì hạn hán kéo dài
Chủ động ứng phó lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Có được kết quả đó là từ hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng đã được triển khai thực hiện chủ trương “sống chung với lũ” trong những năm qua, đặc biệt là việc trông giữ trẻ tập trung, các chương trình kiểm soát lũ, kiểm soát mặn và cải tạo đất, chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang đã chủ động, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó hiệu quả, tranh thủ những mặt lợi, giảm thiểu tác hại do lũ, góp phần giảm thiệt hại, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Dự báo thời gian tới lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên và thời gian lũ ở mức cao còn kéo dài, do đó, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long cần tập trung rà soát, xây dựng phương án chủ động ứng phó với lũ với mức lũ cao nhất theo dự báo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng trẻ em, học sinh, tổ chức và quản lý các điểm trông trẻ tập chung, đưa đón học sinh, tổ chức giao thông an toàn trên sông nước, tổ chức các điểm cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ kịp thời khi sự cố, tai nạn xảy ra.
Rà soát, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở ven sông, kênh, rạch, vùng bị ngập sâu, nhà không bảo đảm an toàn. Nắm tình hình đời sống của nhân dân, kịp thời hỗ trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn bị ngập lụt, không để hộ dân, người dân nào thiếu đói do lũ. Đảm bảo chương trình học tập cho học sinh, quản lý, đưa đón học sinh đến trường an toàn, tổ chức học bù cho học sinh tại các vùng ngập lũ ảnh hưởng đến lịch học tập.
Tập trung bảo vệ công trình hạ tầng, các tuyến đê bao, bờ bao bảo vệ các khu dân cư, bảo vệ sản xuất. Các địa phương chủ động huy động lực lượng tại chỗ và sử dụng các nguồn lực của địa phương để bảo vệ các công trình hạ tầng và khắc phục sạt lở bờ sông, kênh, rạch có thể xảy ra khi nước rút. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo kế hoạch sản xuất kịp thời vụ ngay sau khi lũ rút. Đảm bảo điều kiện y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường, không để phát sinh dịch bệnh sau lũ.
Các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần quán triệt, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, tái cấu trúc lại các ngành, lĩnh vực sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc điểm của vùng và từng địa phương để chủ động ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Rà soát lại các quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, nông thôn, hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước,…, công nghiệp và quy hoạch bố trí lại dân cư để chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở ven sông, kênh, rạch, ven biển, khu vực ngập sâu. Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, cân đối các nguồn lực, xác định tiến độ thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên để từng bước đầu tư.
Trương Anh Sáng