Singapore: Chất thải nhựa tái chế giảm sức ép cho đại dương, bảo vệ môi trường
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 12:00, 04/12/2018
Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore cho biết, họ đã tìm ra cách tái chế các sản phẩm làm từ polyethylene terephthalate (PET) thành aeroge – một vật liệu có nhiều công dụng như cách nhiệt, an toàn trong cháy nổ và có thể làm sạch dầu tràn.
>>>Hơn 1/5 dân số Australia sử dụng năng lượng mặt trời để bảo vệ môi trường
>>>Bài 4: UBND thành phố Hà Nội cần chỉ đạo xử lý nghiêm các công trình vi phạm, gây ô nhiễm môi trường tại xã Vân Côn
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học tại Singapore đang nghiên cứu một loại chất liệu mới được tái chế từ chất thải nhựa nhằm giảm thiểu loại chất thải này đổ vào đại dương.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore mới tuyên bố, để xử lý các chất thải chai nhựa chúng sẽ được tái chế thành aerogel PET có tính chất mềm, bền, rất nhẹ và dễ xử lý. Một chai nhựa tái chế thành 1 tấm aerogel cỡ A4 và tùy vào nguyên liệu mà vật liệu aerogel có thể được tùy biến để sử dụng khác nhau và có khả năng khác nhau như hấp thụ và cách nhiệt.
Ví dụ, một tấm phủ bằng vật liệu chống cháy có thể chịu được nhiệt độ lên tới 620 độ C. Nó cao hơn bảy lần so với lớp lót nhiệt trong lớp áo của lính cứu hỏa và nhẹ hơn chỉ bằng 10% trọng lượng thông thường.
Ông Hai Minh Duong – Phó giáo sư tại Khoa Cơ khí của Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh: “Chất thải nhựa là một trong những chất thải khó tái chế nhất. Nhóm nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm các ứng dụng kỹ thuật mới để giúp giảm thiểu hiểm họa của chất thải nhựa trên toàn cầu”.
Theo Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc, khoảng 8 triệu tấn nhựa phát thải vào đại dương mỗi năm đã giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.
Quỳnh Dao (T/h)