Chuyên gia thời tiết lý giải hiện tượng nắng gắt trong mùa đông

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 06:55, 04/12/2018

– Ông Vũ Anh Tuấn – Trưởng phòng Cảnh báo rủi ro thiên tai, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết nắng gắt có thể coi là một hiện tượng bình thường của thời tiết và khí hậu trong giai đoạn đầu mùa đông.

>>> Mỹ: Hơn 25 người bị thương do lốc xoáy

>>> Dự báo thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi

Giữa đông, Hà Nội vẫn nóng 30 độ

Dù đã bước vào mùa đông nhưng nhiều ngày qua, thời tiết Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vẫn có nắng gắt vào buổi trưa, nhiệt độ có nơi lên trên 31 độ C khiến nhiều người cảm thấy oi bức, nắng nóng khó chịu như mùa hè.

Trước diễn biến của thời tiết, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh báo rủi ro thiên tai, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, trong thời gian đầu mùa, xen kẽ giữa các đợt không khí lạnh sẽ là những đợt nắng ấm; còn trong giai đoạn cuối mùa là hiện tượng mưa phùn và sương mù xen kẽ giữa các đợt không khí lạnh.

Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng cảnh báo rủi ro thiên tai,Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia cho biết, hiện nay đã bước vào mùa đông, tuy nhiên thời tiết vẫn còn nắng gắt, thậm chí có nắng nóng vào buổi trưa, nhiều người cảm thấy “nắng nóng như mùa hè” là do mùa đông 2018-2019 bắt đầu sớm với đợt gió mùa đầu tiên xảy ra vào những ngày đầu tháng 9.

Tuy vậy, trong thời gian đầu mùa, các đợt không khí lạnh khi ảnh hưởng đến nước ta có tần suất xảy ra không cao, khoảng 7-10 ngày mới có một đợt, không như những đợt giữa mùa, có thể 4-5 ngày lại có một đợt.

Cùng với đó, trong thời gian đầu mùa, xen kẽ giữa các đợt không khí lạnh sẽ là những đợt nắng ấm; còn trong giai đoạn cuối mùa là hiện tượng mưa phùn và sương mù xen kẽ giữa các đợt không khí lạnh.

Theo ông Tuấn, đây có thể coi là một hiện tượng bình thường của thời tiết và khí hậu trong giai đoạn đầu mùa đông.

 “Nguyên nhân chính của những đợt nắng ráo trong đầu mùa như những ngày vừa qua có thể do 2 nguyên nhân. Đầu tiên là do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía Tây và nguyên nhân thứ hai là do không khí lạnh lấn sâu xuống phía Nam, gây mưa cho miền Trung khi kết hợp địa hình dãy Trường Sơn, còn miền Bắc thì nằm sâu trong khối không khí lạnh và khô nên trời khô ráo”, chuyên gia lý giải.

Bên cạnh đó, do không khí lạnh lấn sâu xuống phía Nam, gây mưa cho miền Trung khi kết hợp địa hình dãy Trường Sơn, còn miền Bắc thì nằm sâu trong khối không khí lạnh và khô nên trời khô ráo.

Theo các thông tin cập nhật mới nhất đến thời điểm này thì khoảng đêm 6/12, rạng sáng ngày 7/12 có khả năng có một đợt KKL ảnh hưởng đến nước ta. Thời tiết có thể chuyển mưa trong đêm 6 và ngày 07/12. Sau đó không khí lạnh được tăng cường liên tục trong các ngày 09 và 10/12, duy trì trạng thái trời rét ở Bắc Bộ. “Do không khí lạnh đầu mùa và cuối mùa thường khó dự báo hơn chính giữa mùa đông nên các thông tin dự báo cần phải thường xuyên được cập nhật, thời hạn dự báo trong đầu và cuối mùa cũng ngắn hơn so với giữa mùa”, chuyên gia cho biết.

Bích Thuần (t/h)

Bích Thuần (t/h)