Những hiện tượng kỳ lạ tại Nam Cực
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 11:00, 18/01/2019
Thời gian qua đã có không ít hiện tượng kỳ lạ xuất hiện tại Nam Cực khiến các nhà khoa học không khỏi bối rối.
>>>Cao Bằng: Bê, nghé dễ ốm chết trong mùa rét
>>>Hải Dương: Phát hiện cơ sở sản xuất trộn lưu huỳnh vào củ riềng xay nhỏ để đem đi tiêu thụ
Ảnh minh họa
Tín hiệu bí ẩn phóng ra ngoài vũ trụ từ Nam Cực
Theo Daily Star, các hạt năng lượng cao phóng ra ngoài vũ trụ và quay trở lại Nam Cực một cách thường xuyên. Các chuyên gia vật lý cho rằng, hiện tượng như vậy là hết sức bất thường.
Dự đoán “mực nước biển dâng cao nhiều m từ Nam Cực trong những thế kỷ tới” là kết quả của việc một khối lượng băng đá lớn mất đi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, từ năm 1970 đến 1990, lục địa này đã phá vỡ trung bình 40 gigatons (40 nghìn tỷ tấn) khối lượng băng mỗi năm.
Biến đổi khí hậu là 1 trong những vấn đề nghiêm trọng cần tất cả mọi người chung nhau giúp sức để bảo vệ hành tinh xanh. Đồng thời, giới khoa học cũng gấp rút nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân khiến hố băng xuất hiện, trước khi chúng “phá vỡ” Nam Cực.
Lỗ hổng lớn ở Nam Cực
Mới đây, nhóm các nhà khoa học ở ĐH Princeton (Washington, Mỹ) đã phát hiện ra 1 lỗ hổng lớn ở Nam Cực. Được biết, miệng của chiếc hố lớn này (được gọi là polynya – hố băng ven biển) có diện tích lớn hơn cả diện tích của Ireland hay bang Maine của Hoa Kỳ.
Theo các chuyên gia chia sẻ với IFL science, diện tích của miệng hố này lớn dần theo thời gian từ khoảng 60.000km2 tăng lên tới 80.000km2.
Được biết, vào năm 1970, các chuyên gia cũng phát hiện sự xuất hiện của 1 hố lớn nhưng diện tích của chiếc hố ở biển Weddell lần này lớn gấp 5 lần miệng hố trước. Nghiên cứu sâu hơn, giới chuyên gia phát hiện, khu vực này cơ bản không có băng và đây có thể là kết quả của sự biến đổi khí hậu tự nhiên. Tuy vậy, nguyên nhân thật sự của việc vì sao hố lớn này lại xuất hiện thì cần phải nghiên cứu thêm nữa.
Hàn Tùng (T/h)