Đà Nẵng đứng trước nguy cơ hạn hán lịch sử
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 07:33, 22/02/2019
– Nắng nóng kéo dài khiến độ mặn quan trắc theo ghi nhận tại cửa thu nước Cầu Đỏ những ngày gần đây cho thấy đã ở mức báo động.
>>> Miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường
>>> TP.HCM: Từ ngày 21-22/2 triều cường đạt đỉnh, gây ngập úng
Trong khi đó, khi độ mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ vượt lên trên 1000mg/l thì nước từ trạm bơm An Trạch không thể đáp ứng nhu cầu cho sử dụng hoặc sự cố trạm bơm.
Vì vậy, UBND TP Đà Nẵng đề nghị các đơn vị là chủ hồ chứa thủy điện A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Bung tăng cường phối hợp xả nước về hạ du để đảm bảo tối thiểu nguồn nước cấp cho TP.
Vì vậy, Đà Nẵng cũng đã tính tới một lịch trình xả nước của các thủy điện trên. Trong thời gian từ ngày 16-2 đến ngày 10-5, khi mực nước tại Ái Nghĩa dưới 2,67m thì hồ Đắk Mi 4 xả nước về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng tối đa không quá 25m3/s. Tại các thời điểm hồ Sông Bung 4, A Vương phát điện mà độ mặn cửa thu nước Cầu Đỏ dưới 900mg/l thì hồ Đắk Mi 4 ngừng xả để tiết kiệm nước.
Đối với hồ Sông Bung 4 và A Vương, nếu mực nước hồ tích đủ theo quy trình thì lượng nước xả về hạ du Vu Gia tối thiểu là 74,5m3/s tương ứng với mực nước Ái Nghĩa là 2,67m. Thời gian xả nước các hồ được đề xuất lệch pha nhau để đảm bảo lượng nước được điều phối hợp lý.
Tại cuộc họp, các chủ hồ chứa đề nghị Đà Nẵng cần làm việc với Bộ TN&MT, UBND tỉnh Quảng Nam nhằm thống nhất điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và phát điện. Các công ty thủy điện cho rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay đang dẫn đến mực nước tại các hồ chứa giảm hơn nhiều so với các năm.
Ông Đặng Việt Dũng cho biết, TP sẽ làm việc với Bộ TN&MT, tỉnh Quảng Nam để có sự điều chỉnh và thống nhất cơ chế chỉ đạo việc xả nước xuống hạ du kịp thời, đảm bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đồng thời, giao Sở NN&PTNT phối hợp với thuỷ điện Đak Mi để thống nhất lưu lượng xả.
Hà Linh (T/h)