Những tác động do hiệu ứng nhà kính gây ra
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 02:30, 16/08/2019
Dưới đây là những tác động nghiêm trọng mà hiệu ứng nhà kính gây ra đối với môi trường và cuộc sống con người:
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước… Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.
Khi nhiệt độ trái đất tăng lên hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra. Đây không chỉ là hiểm họa với các loài sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người.
Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.
Hệ sinh thái ngày càng biến đổi do hiệu ứng nhà kính – Ảnh minh họa
Một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra:
Hệ sinh thái
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô.
Về nguồn nước
Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi.
Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
Tài nguyên và sự sống gần biển
Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m.
Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.
Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến băng tan nhanh ở Bắc Cực – Ảnh minh họa
Sinh vật
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
Sức khỏe
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Cháy rừng
Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Gây ra thảm họa thiên tai
Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa khủng khiếp.
Ngoài ra, nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
Thảm họa sóng thần tại Nhật Bản – Ảnh minh họa
Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm. Tháng 11 năm 1988, Đại hội Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại, và kêu gọi toàn thế giới hết sức cố gắng “bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau”.
Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,… không cho thải vào không khí.
Hai là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.
Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượnghiệu hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.
Lan Hương (Th)