Biến đổi khí hậu biến Sao Kim trở thành hành tinh chết

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 12:02, 28/09/2019

Moitruong.net.vn – Sao Kim từng là hành tinh có sự sống khoảng 2-3 tỷ năm. Bề mặt của nó bao gồm lục địa và đại dương, cho đến khi biến đổi khí hậu, trở thành hành tinh chết.

Sao Kim là một trong bốn hành tinh đất đá trong hệ Mặt Trời. Theo khối lượng và kích thước, nó gần giống với Trái Đất và có lúc gọi là “hành tinh chị em” hoặc “hành tinh sinh đôi” với Trái Đất.

Vào năm 1978, tàu vũ trụ Pioneer Venus của NASA đã tìm thấy bằng chứng về việc sao Kim có thể đã từng có những đại dương rộng lớn. Việc nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh này được tiến hành ngay sau đó, tiết lộ nhất về cách nó chuyển biến từ một hành tinh xanh giống như Trái đất của chúng ta thành hành tinh chết như ngày nay.

Sao Kim từng có khí hậu tương tự Trái đất

Sao Kim hiện lên cho thấy có sự ảnh hưởng của hoạt động núi lửa. Sao Kim từng có số núi lửa nhiều như của Trái Đất, và có 167 núi lửa có đường kính trên 100 km. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sao Kim có thể từng có những đại dương lớn, tồn tại khoảng 2 đến 3 tỷ năm, trước khi xảy ra một sự kiện tái tạo bề mặt khổng lồ cách đây khoảng 700 triệu năm, gây ra hiệu ứng nhà kính, khiến bầu khí quyển  của hành tinh trở nên cực kỳ nóng.

Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA đã chia sẻ chùm 5 mô phỏng cho thấy môi trường của sao Kim thay đổi như thế nào, dựa trên nhiệt độ bầu khí quyển khác nhau.

Theo thông tin từ Hội Europlanet, cả 5 mô phỏng đều cho thấy rằng, sao Kim có thể duy trì nhiệt độ ổn định, từ mức thấp là 68 độ F (20 độ C) đến nhiệt độ cao là 122 độ F (50 độ C), trong khoảng 3 tỷ năm.

Các nhà nghiên cứu nhận định, trong điều kiện khí hậu ổn định, sao Kim có nước, cho phép sự sống được tồn tại. Trên thực tế, nếu hành tinh này không xảy ra sự kiện tái tạo bề mặt, nó có thể vẫn là một hành tinh xanh cho đến hiện tại.

5 mô phỏng khác nhau về bầu khí quyển của sao Kim, có mô hình hành tinh này cách đây 4,2 tỷ năm, cách đây 750 triệu năm và như hiện tại. Các mô hình chứng tỏ sự tăng dần lượng bức xạ mặt trời trên sao Kim, cũng như sự nóng lên của mặt trời.

Ngoài ra, 3 trong 5 mô hình giả định địa hình của sao Kim giống như ngày nay. Trong mô hình này, đại dương dao động từ độ sâu 10 mét, đến 310 mét, với một lượng nước nhỏ.

Để so sánh, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu một mô hình, trong đó, địa hình của hành tinh này tương tự giống trái đất với đại dương sâu 310 mét, và một mô hình khác với toàn bộ bề mặt sao Kim được bao phủ bởi đại dương với độ sâu 158 mét.

Hiệu ứng nhà kính được cho là nguyên nhân chính đã xóa sổ mọi điều kiện tồn tại sự sống trên sao Kim. Theo nghiên cứu, Kim tinh từng có khí hậu tương tự Trái đất trong hàng tỉ năm, tức vào khoảng 200C đến 500C. Tuy nhiên, một loạt sự cố xảy ra cách đây 700 triệu năm đã làm lượng CO2 tăng đột biến và biến nơi này trở thành “địa ngục”.
“Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể từng có khí hậu ổn định trong hàng tỉ năm. Chính các sự cố thay đổi bề mặt trên quy mô toàn hành tinh đã biến nó từ một nơi có khí hậu giống Trái đất thành nơi nóng như địa ngục mà chúng ta biết ngày nay”, tiến sĩ Michael Way thuộc Viện Khoa học Vũ trụ Goddard (NASA) – một trong những nhà nghiên cứu, cho biết.
Nhiệt độ trung bình ngày nay trên bề mặt sao Kim vào khoảng 462oC – mức nhiệt độ nóng tới mức có thể làm chảy chì và không sự sống nào tồn tại nổi. Hiện vẫn chưa rõ điều gì khiến lượng COở đây tăng cao và làm thay đổi toàn bộ hành tinh này, song hoạt động của núi lửa có thể là một giả thuyết. Khi mắc ma và dung nham phun trào lên bề mặt hành tinh, lượng lớn các bon điôxít sẽ được giải phóng trở lại vào khí quyển. Nếu mắc ma đông cứng trước khi chạm tới bề mặt, nó sẽ tạo ra rào cản, ngăn không cho bề mặt hấp thu khí trở lại.
Tú Anh (T/h)