Trái Đất tiếp nhận khoảng 43 tấn bụi từ hành tinh khác
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 02:00, 06/05/2020
Không gian xung quanh bầu khí quyển của Trái Đất tồn tại một lớp bụi. Chúng được tạo ra từ những mảnh vụn từ đuôi sao chổi, tiểu hành tinh và ion hóa bay ra từ Mặt Trời. Lớp bụi đó sẽ bị hút vào Trái Đất bởi trọng lực khi hành tinh của chúng ta bay qua.
Tuy nhiên khối lượng Trái Đất không hoàn toàn giữ nguyên. Không gian xung quanh bầu khí quyển có rất nhiều bụi, chúng là mảnh vụn từ những tiểu hành tinh, đuôi sao chổi và ion hóa bay ra từ Mặt Trời. Khi hành tinh của chúng ta bay qua lớp bụi đó, trọng lực sẽ hút chúng.
Trái Đất đi đến đâu, bụi bị hút đến đó
Sau khi bị hút, các hạt bụi bay vào khí quyển, lơ lửng trước khi nằm lại trên bề mặt Trái Đất. Mỗi ngày, Trái Đất tiếp nhận khoảng 43 tấn bụi từ hành tinh khác, đôi khi là những khối thiên thạch lớn.
Tuy nhiên, so với khối lượng của Trái Đất (5.972,2×10^17 tấn) thì con số 43 tấn chẳng là gì.
Mặc dù tiếp nhận bụi không gian mỗi ngày, nhưng khối lượng của Trái Đất thực sự đang giảm do rò rỉ khí quyển. Nhờ có trọng lực, lớp không khí xung quanh Trái Đất được giữ lại nhưng lực đó không đủ mạnh để giữ những loại khí nhẹ hơn như hydro, heli, chúng vẫn liên tục bị bay ra ngoài.
Sự thất thoát khí này khiến trọng lượng Trái Đất đang giảm hàng trăm tấn mỗi ngày. Con số này nhiều hơn đáng kể so với khối lượng bụi Trái Đất tiếp nhận, vì vậy khối lượng Trái Đất đang ngày càng nhẹ hơn.
Hơn nữa, dù tiếp nhận bụi không gian mỗi ngày, Trái Đất thực sự đang giảm khối lượng do rò rỉ khí quyển. Trọng lực giữ không khí xung quanh Trái Đất, song những loại khí nhẹ hơn như hydro, heli liên tục bị bay ra ngoài.
Bảo Ngọc (t/h)