Cảnh báo nguy cơ các đám cháy ngầm có thể bùng lên tại Bắc Cực
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 03:32, 30/05/2020
Mark Parrington, nhà khoa học và là chuyên gia về cháy rừng của Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, quan sát các đám cháy rừng từ vệ tinh cho thấy còn nhiều đám cháy ngầm có thể bùng lên.
Năm 2019, các vùng đất rộng lớn ở Siberia thuộc Nga và Alaska thuộc Mỹ đã hứng chịu nhiều cháy rừng lớn và kéo dài chưa từng có tiền lệ. Mùa hè năm 2019 là thời điểm nóng kỷ lục trong 150 năm. Các đám cháy ước tính đã thải ra 50 triệu tấn CO2 vào khí quyển, tương đương lượng khí thải hàng năm của cả Thụy Điển.
Nguy cơ cháy rừng sẽ gia tăng trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm thấp, đặc biệt khi châu Âu vừa ghi nhận các mức nhiệt kỷ lục trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua.
Năm 2019, nắng nóng kỷ lục là nguyên nhân dẫn tới các đám cháy lớn tại Siberia và Alaska. Nhiều khu vực tại đây đã có mức nhiệt cao hơn 10oC so với nhiệt độ thông thường tại thời điểm đó.
Vào tháng 6/2019, cũng là thời điểm nóng kỷ lục trong 150 năm, các đám cháy ước tính đã thải ra 50 triệu tấn CO2 vào khí quyển, tương đương lượng khí thải hàng năm của Thụy Điển.
Tình trạng băng tan ở Bắc Cực
Theo The Guardian, các đám cháy không chỉ đơn thuần là đốt các thảm thực vật khô trên bề mặt mà có thể kéo dài nhiều ngày và nhiều tháng khi lớp than bùn bên dưới bắt lửa. Những vụ cháy rừng kiểu này có thể gây ra lượng khí thải nhà kính đáng kể.
“Chúng thuộc những đám cháy lớn nhất hành tinh, với một số ít đám cháy dường như còn lớn hơn 100.000 ha” – ông Smith nói.
“Lượng carbon dioxide phát ra từ các đám cháy vòng Bắc Cực trong tháng 6.2019 lớn hơn tổng lượng CO2 thoát ra từ các đám cháy vòng Bắc Cực trong cùng tháng giai đoạn 2010-2018” – ông cho biết.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) – cơ quan theo dõi thời tiết và khí hậu của Liên Hợp Quốc gọi những vụ cháy rừng ở Bắc Cực là “chưa từng thấy”. Chỉ riêng trong tháng 6, WMO cho biết, các vụ cháy ở Bắc Cực đã thải ra 50 megaton CO2, bằng tổng lượng khí thải hàng năm của Thụy Điển.
Chuyên gia Parrington nhận định ảnh hưởng từ các trận cháy rừng năm ngoái sẽ tác động đến tình hình năm nay, dẫn đến các vụ cháy rừng trên diện rộng và kéo dài trên khắp khu vực một lần nữa.
Mike Waddington, chuyên gia của Đại học McMaster cho hay xu hướng ấm lên tại Bắc Cực sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn, các đám cháy âm ỉ dưới lớp than bùn chỉ chực bùng cháy. Những đám tro tàn sâu trong lòng đất có thể bùng lên thành lửa vài tuần, vài tháng hay thậm chí là vài năm sau.
Nguy cơ cháy rừng sẽ gia tăng trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm thấp, đặc biệt khi châu Âu vừa ghi nhận các mức nhiệt kỷ lục trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua.
Ngọc Linh (t/h)