Ngày Khí tượng thế giới 23/3: Kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 04:00, 23/03/2021
Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 là: “Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta”, nhằm kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống Trái đất. Đồng thời, vai trò của khoa học dự báo cảnh báo khí tượng thuỷ văn (KTTV), đặc biệt là quan trắc đại dương đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai rất mạnh mẽ ở các quốc gia nhằm tăng cường bảo vệ tính mạng và tài sản trên biển cũng như quản lý vùng ven biển; mối tương tác giữa đại dương và khí hậu, thời tiết; đảm bảo an toàn trên biển và đất liền; quan trắc đại dương; dự báo thay đổi khí hậu; mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và các sáng kiến khác. WMO thực hiện các hoạt động để cải thiện tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và ứng phó khẩn cấp với các hiểm hoạ môi trường như sự cố tràn dầu và hoá chất cũng như chất phóng xạ.
Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm nay là: “Đại dương – thời tiết và khí hậu của chúng ta”
Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra và tác động đến các điều kiện tự nhiên làm cho các loại thiên tai ngày càng “dị thường hơn, cực đoan hơn” cả về tần suất lẫn cường độ, nhất là các thiên tai liên quan đến biển và đại dương. Do đó, đảm bảo an toàn trên biển và đất liền đang là vấn đề của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, cần có sự phối hợp mạnh mẽ giữa các nước để đảm bảo việc quan trắc được diễn ra thường xuyên và bền vững. Ngoài việc ảnh hưởng đến địa lý của các khu vực khí hậu trên hành tinh, đại dương còn khiến khí hậu thay đổi trong khoảng thời gian hàng tuần đến hàng thập kỷ thông qua các dao động thường xuyên. Với việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
Trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng lên nhanh chóng, nhu cầu về an toàn sinh mạng trển biển và hỗ trợ quản lý vùng ven biển ngày càng tăng. Vì vậy, làm rõ vai trò kết nối tổng thể của việc giám sát, dự báo khí tượng thủy văn, cũng như các dịch vụ cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán là vấn đề vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trên biển, thúc đẩy giao thông đường biển. Việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
Đại dương và khí hậu
Đại dương đã trở thành một khối tản nhiệt, giúp ổn định hệ thống khí hậu cho hành tinh của chúng ta thông qua việc hấp thụ một lượng lớn năng lượng mặt trời. Đại dương lưu trữ và giải phóng năng lượng mặt trời trong một thời gian dài mà không làm cho nhiệt độ của chính nó tăng lên. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi. Khi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng cao đã làm cho lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất bị giữ lại và không thể thoát ra ngoài không gian một cách tự do như trước đây. Hầu hết lượng nhiệt dư thừa đó đang được lưu trữ ở phía trên đại dương và làm cho đại dương nóng lên.
Nếu đại dương hấp thụ nhiều nhiệt hơn mức giải phóng thì nhiệt lượng của nó sẽ tăng lên và có khả năng làm ấm hành tinh hơn. Khi đó băng sẽ tan chảy, khiến nước bay hơi hoặc trực tiếp làm nóng lại bầu khí quyển. Theo Báo cáo Khí hậu toàn cầu năm 2018, hầu hết các lưu vực đại dương trên toàn thế giới đều có hàm lượng nhiệt cao hơn mức trung bình so với năm trước. Những nghiên cứu gần đây ước tính rằng, trong giai đoạn từ 1971-2010, lượng nhiệt của tầng nước từ 700 m trở lên đã tăng lên 63%, còn từ 700 m trở xuống đáy đại dương đã tăng thêm khoảng 30%.
Bao phủ khoảng 70% bề mặt Trái Đất, đại dương là động lực chính của thời tiết và khí hậu trên thế giới. Nó cũng đóng một vai trò trung tâm trong biến đổi khí hậu. Đại dương cũng là động lực chính của nền kinh tế toàn cầu, thực hiện hơn 90% thương mại thế giới và duy trì cuộc sống cho 40% con người trong phạm vi 100 km bờ biển.
Ảnh minh họa
Hơn 90% nhiệt lượng do con người tạo ra được các đại dương hấp thụ. Nước biển đã nóng thêm nửa độ, làm mực nước biển cao hơn. Đại dương chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất, vừa tạo ra dưỡng khí oxy, vừa hấp thụ dioxyde carbone, làm mát khí quyển, góp phần điều chỉnh nhiệt độ và khí hậu Trái Đất.
Có một hệ thống tuần hoàn nước biển khổng lồ được gọi là Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) hay “Vành đai băng tải đại dương”, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu Trái Đất và hỗ trợ duy trì thời tiết ấm tương đối tại Bắc bán cầu. Thông qua các thiết bị theo dõi dòng chảy, các nhà khoa học đã thu thập được bằng chứng cho thấy nhiệt độ và mực nước biển tăng đang làm suy yếu và làm chậm dòng chảy quan trọng này. Nếu khí thải tiếp tục tăng và nhiệt độ toàn cầu vượt quá 40C, AMOC có thể chậm lại 54% vào cuối thế kỷ, gây ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ toàn cầu, mô hình mưa và hệ thống thời tiết.
Nhiệt độ tăng cao do các hoạt động của con người đang làm tăng tốc độ bốc hơi nước, xáo trộn chế độ mưa, kéo theo các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nắng nóng và hạn hán dài hơn và nhiều hơn, mưa bão và lụt lội dữ dội hơn.
Hoạt động của con người đã làm xáo trộn hệ sinh thái biển. Rác thải nhựa và hóa chất công nghiệp từ các nhà máy ven biển vẫn đang phá hủy rừng ngập mặn và các rặng san hô, tiêu diệt rong tảo và tôm cá.
Biến đổi khí hậu thay đổi đại dương
Đại dương, khí hậu và thời tiết có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng lên nhanh chóng, nhu cầu về an toàn sinh mạng trển biển và hỗ trợ quản lý vùng ven biển ngày càng tăng. Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các hiện tượng thời tiết cực đoan có tần suất và cường độ nhiều hơn, dẫn đến việc thay đổi chế độ KTTV dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng thường xuyên và khó dự đoán làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Hậu quả là hàng loạt các ngành kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến kinh tế, đời sống và sức khỏe của người dân.
BĐKH là một vấn đề tưởng chừng rất to lớn và xa xôi, song thực ra mỗi người trong chúng ta đều có thể đóng góp một phần không nhỏ vào việc giảm nhẹ, thích ứng với nó và những ảnh hưởng của nó đối với biển.
Đại dương hấp thu phần lớn nhiệt tăng thêm trên Trái Đất do BĐKH. Các nhà khoa học đã chứng minh được trong khoảng thời gian từ năm 1971-2010, nhiệt độ trung bình của nước biển đã tăng lên trên toàn thế giới. Nhiệt độ nước biển tăng gây ra hiện tượng san hô bạc màu (hay còn gọi là tẩy trắng), ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái san hô. Nhiều động vật biển phải di trú, đi tìm nơi sinh sống mới với nhiệt độ phù hợp cho chúng sinh sôi và phát triển. Sự thay đổi nhiệt độ của nước biển có thể làm đảo lộn quá trình phát triển của nhiều sinh vật, như thời gian nở, ấp trứng,…
Mực nước biển trung bình trên toàn cầu đã tăng lên 3.2 mm mỗi năm trong suốt hai thập kỉ qua. Khoảng 2/3 lượng thể tích tăng lên xuất phát từ sự giãn nở của nước trong đại dương, hệ quả của nóng lên toàn cầu. Phần còn lại là do dòng chảy nước ngọt của từ các lục địa, vốn là kết quả của băng tan từ các dãy núi và các địa cực.
Sự sinh tồn của rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, và các hệ sinh thái quan trọng khác phụ thuộc vào khả năng di chuyển của chúng đến những vùng nước nông. Nhiều sinh vật phát triển chậm có thể sẽ không đủ khả năng theo kịp với tốc độ dâng lên của nước biển. Một số sinh cảnh biển, chẳng hạn bãi đẻ của rùa biển, cũng sẽ bị mất cùng với hiện tượng nước biển dâng. Các rào chắn tự nhiên và nhân tạo như vách đá, các công trình ven biển, sẽ chặn đường di cư vào sâu hơn trong đất liền của chúng. Bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, Nhiệt độ nước biển tăng tạo ra nhiều năng lượng hơn để hình thành bão biển. Giới khoa học cho rằng, tình trạng này sẽ làm tần xuất các trận lốc xoáy ít hơn, song có cường độ và sức tàn phá mạnh hơn. Những cơn bão, lốc xoáy ảnh hưởng lớn nhất đến khu vực ven biển, nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống.
Hoàng Anh