Báo động ĐBSCL sạt lở trầm trọng
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 07:33, 13/10/2018
MOITRUONG.NET.VN– Miền Tây mỗi năm lở nhiều. Không dừng lại. Đầu tiên là đường sụt xuống một hố nước. Đứng trên bờ nhìn xuống, người ta chờn chợn tóc gáy. Ngập sâu, dồn dập và kéo dài từ đầu nguồn đến cuối nguồn hạ lưu sông Mekong. Tất cả như cho thấy ĐBSCL đang chìm dần vì thực tế mực nước lũ năm nay chỉ ở mức trung bình nhiều năm gần đây.
>>>Quảng Nam chi 36 tỷ đồng bảo vệ đảo Tam Hải khỏi xâm thực của biển
>>>Đông Triều, Quảng Ninh: Thả 1 cá thể khỉ đuôi lợn về môi trường tự nhiên
Sạt lở đất bờ sông với chiều dài 52m, làm sụp lún đường đi và phần sân trước 13 căn nhà của 11 hộ dân ấp Mỹ Khánh 2, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên (An Giang). Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Đáng lo hơn là bên cạnh ảnh hưởng từ sự bất thường của thiên tai, còn có những tác động tiêu cực từ nhân tai. Nhưng nhận diện nhân tai như thế nào để có giải pháp ứng phó hữu hiệu thì không đơn giản. Rồi cả con đường bị nuốt chửng giữa trưa hè yên ả. Rộp. Rồi ầm. Ầm. Ầm. Như thủy quái trong hốc nước sâu trồi lên, há miệng và nhai rau ráu.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1 – 1,5% GDP. Thiên tai hay các loại hình thời tiết cực đoan, bất thường là biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu.
Nhằm giảm thiểu những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris vào cuối năm 2015, là 1 trong 150 quốc gia đã chủ động đưa ra mức cam kết quốc gia để cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, giảm sự nóng lên toàn cầu. Đến nay 48/63 tỉnh thành trên cả nước đã công bố kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris.
Không chỉ có vùng đầu nguồn, mà ngay cả vùng dưới nguồn và hạ nguồn như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… cũng rơi vào tình trạng ngập nghiêm trọng. Không chỉ đe dọa nhiều vườn cây ăn trái, ao hồ nuôi trồng thủy sản của người dân, hay làm ngập nhiều tuyến giao thông nội ô, tràn vào tận nhà dân cư, công trình công cộng… mà còn nhấn chìm luôn cả quốc lộ. Đi dọc quốc lộ 1A từ Vĩnh Long sang Cần Thơ rồi Sóc Trăng, Bạc Liêu, liên tiếp hình ảnh của những đoạn đường ngập nước.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, việc sạt lở, bồi lắng các sông theo quy luật tự nhiên chung và tạo sự cân bằng tương đối. Sạt lở các sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường lớn hơn so với các khu vực khác do địa hình, địa mạo, địa chất…, trong đó nhiều khu vực sạt lở lớn: Thị xã Tân Châu, thành phố Long Xuyên (An Giang); thị xã Hồng Ngự; thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp); thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Từ năm 2010 đến nay, sạt lở diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có 562 điểm sạt/786 km (sạt lở bờ sông là 513 điểm/520 km, xói lở bờ biển là 49 điểm/266 km), đặc biệt có 55 điểm đặc biệt nguy hiểm/173 km (bờ sông 35 điểm/74 km, bờ biển 20 điểm/98 km); 140 điểm nguy hiểm/97 km; 367 điểm bình thường/516 km.
Trao đổi trên Lao Động TS Tô Văn Trường – chuyên gia độc lập về thủy lợi – cho biết, ngập úng trên diện rộng hiện nay là biểu hiện của tác động biến đổi khí hậu toàn cầu – nước biển dâng (BĐKH-NBD) mà ĐBSCL là một trong 5 vùng trên thế giới chịu tác động mạnh nhất. Trong đó, BĐKH-NBD làm thay đổi chế độ hoàn lưu, dòng chảy biển, chế độ sóng và làm tăng mực nước sông ngòi kênh rạch… Tuy nhiên, theo TS Trường, bên cạnh yếu tố từ thiên tai, cũng cần nhận ra những tác động nhân tai. Tức những tác động do chính con người gây ra đã vô tình tiếp tay cho thiên tai tăng sức công phá mạnh hơn khả năng vốn có của nó.
Huỳnh Mẫn (T/h)