Xâm nhập mặn vào cao điểm ở cửa sông Cửu Long

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 07:00, 11/03/2022

Moitruong.net.vn – Từ nay đến hết tháng 5/2022, các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ 17-22/3; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 17-22/3, từ 29/3-3/4, từ 15-18/4).

Xâm nhập mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa Đông Xuân của người dân vùng ĐBSCL

Khu vực Nam Bộ có mưa trái mùa cục bộ, riêng ngày 5/3 có mưa rải rác ở một số nơi miền Tây Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa vừa:Rạch Giá (Kiên Giang) 22mm (ngày 2/3) và 26mm (ngày 5/3). Tổng lượng mưa thời kỳ qua phổ biến từ 10-30mm, có nơi cao hơn Rạch Giá (Kiên Giang) 50mm. Nhiệt độ cao nhất thời kỳ qua phổ biến từ 32-34oC.

Mực nước các trạm trên sông Mê Công xuống dần và ở mức thấp hơn TBNN (2012-2020)từ 0,1-1,15m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm, mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,46m (ngày 04/3), tại Châu Đốc 1,64m (ngày 04/3), ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,25- 0,35m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế giảm dần vào cuối tuần.

Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu 4,04m (04/3).

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế giảm dần vào cuối tuần và đang ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tháng 03/2021, riêng một số trạm ở Bến Tre, Trà Vinh ở mức cao hơn.

Dự báo xâm nhập mặn từ 11-20/03/2022

Từ ngày 11-20/3, ở thượng nguồn sông Mê Công phổ biến có mưa vài
nơi; khu vực Nam Bộ phổ biến có mưa cục bộ, riêng thời kỳ ngày 12-14/3 và từ
18-19/3 chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa lượng
khá, mưa tập trung khu vực ven biển Nam Bộ. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm p hổ
biến 23.0-26.0 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 32.0-34.0 độ C.

Trong thời kỳ xâm nhập mặn tăng cao vào cuối tuần, các địa phương cần
hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với
diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới
cần kiểm tra nồng độ mặn.

Xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022

Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020. Từ nay đến hết tháng 5/2022, các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ 17-22/3; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 17-22/3, từ 29/3-3/4, từ 15-18/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Nhân Khải

Nhân Khải