Trại nuôi lợn xả thải ra khu dân cư, bị phạt như thế nào?

Văn bản, chính sách mới - Ngày đăng : 05:36, 11/01/2017

(moitruong.net.vn) –

Một gia đình trong khu dân cư nuôi lợn kinh doanh, và xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng tới các hộ dân. Trong trường hợp này có vi phạm pháp luật và nếu có sẽ bị xử lý như thế nào?

Trường hợp gia đình trong khu dân cư nuôi lợn kinh doanh, và xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng tới các hộ dân là vi phạm pháp luật.

lon

Nuôi lợn kinh doanh trong khu dân cư xả thải gây ô nhiễm môi trường là vi phạm pháp luật

I. Cơ sở pháp lý:

Luật bảo vệ môi trường 2014

Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bố sung 2009

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

II. Nội dung pháp lý:

Như bạn đã trình bày thì đây là hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên theo quy định tại khoản 1, điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Như vậy, hộ kinh doanh chăn nuôi lợn này phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt vì là hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên việc xử lý chất thải lại rất cần thiết. Nếu họ không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cụ thể:

Nếu hành vi vi phạm của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

Các hành vi gây ô nhiễm môi trường:

Theo quy định này thì hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hành vi gây ô nhiễm môi trường phải là nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước thì sẽ bị xử lý như sau:

Căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể cúa hộ gia đình để từ đó có mức xử phạt cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình này sẽ bị xử phạt một trong những hình thức xử phạt chính sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng. Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của khoản 3, điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

Vậy, để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự nếu như trước đó chủ cơ sở kinh doanh chăn nuôi lợn này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm môi trường.

Căn cứ vào khoản 1 các điều 182, 183 và 184 của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí:

1. Người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước:

1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất:

1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trên thực tế sẽ phải căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình này là hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước hay ô nhiễm môi không khí để từ đó có căn cứ truy cứu trách nhiệm hành sự. Về nguyên tắc thì khi bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình phải thực hiện hành vi vi phạm bởi đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Còn khi bị xử phạt vi phạm hành chính do có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện thì hộ gia đình cũng bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình, cụ thể theo điều 55 luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính:

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Qua những phân tích trên thì hành vi gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi lợn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Và khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này thì hộ gia ddifnh này sẽ buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình.

PV

PV