Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Các vị ĐBQH đóng góp hết sức toàn diện vào dự án Luật Đo đạc và Bản đồ
Văn bản, chính sách mới - Ngày đăng : 02:36, 21/11/2017
(Moitruong.net.vn) – Phát biểu làm rõ ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đo đạc và bản đồ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Các nội dung góp ý hết sức toàn diện, từ bố cục, tên gọi, nội dung của dự án Luật.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu làm rõ ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đo đạc và bản đồ chiều 20/11
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Tại phiên thảo luận Hội trường chiều 20/11, Ban soạn thảo đã nhận được từ 19 tổ với trên 110 ý kiến, trong đó 17 lượt đóng góp ý kiến và góp ý rất nhiều, gần 60 nội dung cụ thể.
Các nội dung góp ý hết sức toàn diện, từ bố cục, tên gọi, nội dung quản lý và đặc biệt là các ý kiến của đại biểu hôm nay đã đặt ra cho Ban soạn thảo và Bộ Tài nguyên và Môi trường rất nhiều nội dung, trên phương diện về mặt cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như từ sự phát triển như vũ bão hiện nay của ngành khoa học công nghệ với cuộc cách mạng 4.0.
Bộ trưởng cho rằng, với yêu cầu của xã hội đặt ra là ngành đo đạc, bản đồ, các sản phẩm đo đạc trong đó có bản đồ chúng ta cần phải tiếp cận thế nào để nó phù hợp với giai đoạn rất mới, giai đoạn cuộc cách mạng này quyết định đến sự thay đổi từ công nghệ đo đạc cho đến việc ứng dụng. Nó làm cho chúng ta cần phải chủ động quản lý và chủ động thay đổi các chính sách cho phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và công nghệ kết nối hiện nay.
Trong phiên họp thảo luận tại hội trường hôm nay đã có 19 đại biểu phát biểu ý kiến, tuy nhiên vẫn còn 1 đại biểu đã đăng ký nhưng chưa phát biểu do không còn thời gian. Đề nghị đại biểu gửi cho Đoàn thư ký để tổng hợp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã phát biểu giải trình làm rõ những vấn đề các đại biểu quan tâm.
Đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết ban hành Luật Đo đạc và bản đồ và tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo luật cũng như báo cáo thẩm tra. Có thể nói đây là dự án luật mang tính chuyên ngành sâu. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị rà soát lại dự thảo luật từ tên luật cho đến tất cả những nội dung cần điều chỉnh để quy định thật đầy đủ, tránh chồng chéo, tránh để sót các quy định cần thiết liên quan đến đo đạc và bản đồ. Dự thảo luật lần này cũng cần phải gắn kết với các mục đích phát triển kinh tế – xã hội và mục đích quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Các ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội đã được Ban Thư ký Quốc hội, Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo ghi chép và phản ánh đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện dự thảo luật gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp thứ năm…
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá: Tất cả ý kiến đã nêu lên và đều thống nhất rất cao, đây là thời điểm chúng ta cần xây dựng một bộ luật đồng bộ, hội nhập và phải đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc ứng dụng kết quả đo đạc, bản đồ, các sản phẩm đo đạc, bản đồ trong mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, cuộc sống thường ngày của người dân, phục vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo, an ninh quốc phòng. Đặc biệt nó tạo cho ta có được không gian, hạ tầng để chuẩn bị cho việc ứng dụng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là kết nối vạn vật thông qua kết quả đo đạc cơ bản của khoa học điều tra cơ bản về trái đất, về biến đổi khí hậu.
Về ý kiến cụ thể, Bộ trưởng cho rằng, đây là dự thảo ban đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Đặc biệt, trong thời gian vừa rồi chúng tôi đã cùng nhau cố gắng để hoàn thiện nhưng bố cục, chương, điều, nội hàm quy định trong chương điều, tính logic, tính chặt chẽ khoa học về nội hàm của nó thì tôi cho rằng về bố cục và các nội dung cần phải sắp xếp một cách khoa học và hợp lý hơn. Trong mỗi chương điều thì tính đồng bộ, tính nhất quán trong bố trí về các nội dung quy định thì tôi xin tiếp thu toàn bộ những ý kiến này. Ở đây, có rất nhiều đại biểu đã góp ý phần nào.
“Về tên gọi, Luật Đo đạc và bản đồ nếu chúng ta có nói lập bản đồ thì cũng chưa đủ, bởi vì bản đồ hiện nay không chỉ là bản đồ giấy mà bản đồ hiện nay có thể trên nền của công nghệ thông tin, các bản mềm và rất nhiều hình thức để thể hiện” – Bộ trưởng giải thích.
Đại biểu Quốc hội phát biểu đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đo đạc và bản đồ
Quốc hội cho phép mặc dù còn có một số ý kiến khác nhau nhưng chúng ta sẽ dùng thuật ngữ này. Chúng tôi cho rằng việc này hoàn toàn đã được nghiên cứu trên kinh nghiệm của thế giới về tên gọi nên ở đây chỉ khác cách dịch nên khi dịch ra tiếng Anh chúng ta sẽ dùng mapping như vậy là chúng ta về cơ bản tên luật này đã được tương thích với rất nhiều bộ luật của các nước trên thế giới. Quan trọng nhất là nội hàm, tức là về phạm vi điều chỉnh thì ở đây chúng tôi xin được tiếp thu là phạm vi điều chỉnh ở đây chúng ta phải nói rõ hơn về chất lượng của đo đạc, về các loại sản phẩm từ kết quả của đo đạc này chúng ta sẽ có. Từ tên của các loại bản đồ cơ bản, bản đồ chuyên dùng, bản đồ chuyên đề và còn rất nhiều loại bản đồ trong thực tế cuộc sống đã phát sinh chúng ta cố gắng đưa vào. Chúng ta đã đưa ra một chương mới là không gian địa lý, đưa ra một quy định mới là hạ tầng đo đạc bản đồ. Hạ tầng đo đạc bản đồ ngày xưa và nay hoàn toàn khác nhau. Hạ tầng này cần phải tương thích kết nối với mạng lưới đo đạc quốc tế như vậy kèm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tính đồng bộ.
Về thuật ngữ, Bộ trưởng cho rằng, nhiều vấn đề trong này là từ ngữ khoa học, tôi biết đại biểu ở đây muốn người dân cũng phải hiểu được các thuật ngữ này như: không gian địa lý, biên thám, bản đồ chuyên dùng, chuyên đề… Rồi các tiêu chuẩn Việt Namnhư thế nào, cũng như có quy định hiện nay hệ quy chiếu, tọa độ, quốc gia… Tất cả những khái niệm “hạ tầng đo đạc” “mức giới gốc”,… tôi cho rằng chúng ta cần tiếp thu một cách hết sức nghiêm túc.
Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến cho rằng, cần quy định cụ thể thế nào về kinh doanh hoạt động đo đạc, công nghệ phục vụ đo đạc, rồi các công nghệ để phục vụ cho sản xuất, các sản phẩm, cấp chứng chỉ…
Bộ trưởng đồng tình về ý kiến góp ý cho nguyên tắc đo đạc bản đồ và cho rằng, chúng ta không thể không kế thừa yếu tố lịch sử. Hiện nay, bản đồ lịch sử mà chúng ta đang sử dụng là cơ sở pháp lý hết sức sắc bén để đấu tranh với những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Vấn đề luật quốc tế, phải nói rõ chúng ta tham gia công ước nào, điều luật nào thì chúng ta phải xây dựng bản đồ phù hợp và hài hòa với các điều ước đó. Theo Bộ trưởng, phải thêm là các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, điều này thể hiện cam kết của chúng ta.
Vấn đề đảm bảo bí mật quốc gia, Bộ trưởng cho biết, chúng ta đang đứng trước một thời điểm cần phải xác định như thế nào là bí mật quốc gia trong lĩnh vực đo đạc và trong lĩnh vực về dữ liệu bản đồ.
“Còn về các chính sách đo đạc bản đồ, chúng tôi đặc biệt quan tâm các đề xuất. Trong dự thảo mặc dù có nêu nhưng chưa đầy đủ các nội hàm, đặc biệt là các chính sách về kinh tế của ngành đo đạc bản đồ này như thế nào, vấn đề xã hội hóa trong thời gian sắp tới, đâu là việc Nhà nước phải ưu tiên, phải làm sớm, làm nhanh và từ đó tạo tiền đề cho tư nhân, các tổ chức. Vấn đề đâu là việc chúng ta cần phải huy động quốc tế, nước ngoài, nội dung nào, hoạt động nào nước ngoài tham gia?” – Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng mong các đại biểu tiếp tục đóng góp sâu hơn chính sách về quản lý trong lĩnh vực đo đạc, lập, xây dựng các sản phẩm bản đồ cho đến vấn đề về trích lục, cung cấp, khai thác, sử dụng.
Toàn cảnh phiên họp chiều 20/11
Về vấn đề đại biểu nêu, làm thế nào để công tác quản lý đảm bảo thống nhất, đồng bộ để xác định cho rõ nội hàm công việc nào từ đo đạc đến sản xuất ra các sản phẩm đo đạc, bản đồ nhà nước phải làm. Công việc nào chúng ta phải dựa trên cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện, huy động các lực lượng cả khối tư nhân, tổ chức, cá nhân, kể cả nước ngoài làm. Bộ trưởng cho rằng, công việc này rất quan trọng, thực tế thời gian vừa rồi chúng ta làm chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ bản đồ địa hình, bản đồ của công tác điều tra cơ bản, xây dựng bản đồ cơ bản cho đến những bản đồ chuyên ngành, chúng ta thấy có những khâu cơ bản, tiền đề chúng ta chỉ cần cập nhật, tất cả mọi người, mọi ngành đều có thể sử dụng. Thực tế hiện nay chúng ta đang lãng phí ở khâu này. Trung ương khi cần thiết một bản đồ chuyên dùng để xây dựng quy hoạch một đô thị đều phải lấy từ bản đồ cơ bản đến bản đồ chuyên ngành, như bản đồ về địa chất công trình, về thủy văn, bản đồ địa hình đến bản đồ địa chính, quân đội để thiết kế được bản đồ tác chiến cũng phải làm như vậy.
Từ bản đồ tỷ lệ lớn khi tập trung trên một khu vực, trên một phòng tuyến thì lại cần đi đến bản đồ chi tiết, cụ thể, 1000 cũng có thể cần trên phạm vi cả nước, 1/25.000 có thể trên phạm vi một vùng, 5000, 10.000 và 1-1000, 2000, 500 trên một phạm vi đó. Nói như vậy để thấy, nếu chúng ta làm tốt công tác quản lý, công tác sắp xếp điều hành thật rõ trách nhiệm và bố trí nguồn lực thì chúng ta sẽ xác định được ưu tiên và nguồn lực có thể hạn hẹp, nhưng chúng ta bố trí được.
“Bộ trưởng thống nhất với một số chính sách đã là đo đạc của Nhà nước, trừ các sản phẩm đã được cập nhật phục vụ cho các mục tiêu cụ thể là bí mật thì chúng ta cần có chủ trương để cung cấp cho xã hội, để xã hội hóa và để tạo tiền đề ứng dụng các sản phẩm này phục vụ cho phát triển toàn diện các lĩnh vực”.
Trong quy định, chúng tôi đã cố gắng nêu nhưng tôi cho rằng tính đồng bộ của các loại bản đồ như tôi đã nêu cơ bản chuyên dùng, chuyên đề, chuyên sâu. Nhiều bản đồ khoa học còn đi chi tiết nữa như trong ngành địa chất, ngành nghiên cứu vũ trụ còn rất nhiều. Nhưng cùng với sự phát triển của các khoa học thì nó sẽ hình thành các sản phẩm như bản đồ trọng lực, bản đồ từ trường trong ngành vũ trụ. Những vấn đề đó sẽ tiếp tục phát sinh, bởi vậy chúng ta nên có khái niệm là cái nào cơ bản, nhà nước phải quản lý, nhà nước phải đầu tư và cái nào chuyên sâu, chuyên dụng, nhưng phục vụ cụ thể cho những mục đích về quản lý kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng mà chúng ta phải đầu tư.
Bộ trưởng đồng tình với việc cần phải bổ sung thêm một số bản đồ như bản đồ về biến đổi khí hậu, bản đồ về xâm nhập mặn, bản đồ về thiên tai, bản đồ về các tai biến về địa chất. Trong thời gian vừa rồi, chúng ta đã cố gắng để hình thành các bản đồ này và chắc chắn để đưa ra các bản đồ dự báo này thì đầu tiên phải đi đến chuyên dụng và phải đi đến những bản đồ chuyên biệt như tôi đã nói. Chuyên đề là bắt đầu đi đến mục đích cuối cùng mà chúng ta sử dụng như để dự báo cho biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai thì những vấn đề đấy là những vấn đề tôi cho rằng chúng ta cần phải làm.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý, phải làm rõ thứ tự ưu tiên những sản phẩm quốc gia để từ đó xác định lộ trình để chúng ta có đầu tư tập trung và đưa ra những sản phẩm cần thiết. Theo Bộ trưởng, cần phải quy định rõ cho được quyền hạn, trách nhiệm cũng như các chế tài mà hiện nay trong các văn bản trước đây chưa điều chỉnh được như Luật Xử phạt vi phạm hành chính về các chế tài…
Theo Monre