Các nước Đông Nam Á đối diện với những thách thức về năng lượng sạch
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 10:33, 06/12/2018
Ngày 12/12 tới là ngày kỷ niệm lần thứ ba của Hiệp định Paris, một thỏa thuận nhỏ gọn nhằm xúc tiến cho việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu. Và các nước Đông Nam Á đối diện với những thách thức về năng lượng sạch.
>>>Chủ động ứng phó đỉnh triều cường trên sông Sài Gòn
>>>Bắc Bộ đón rét đậm từ ngày 9/12
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tất cả các số liệu thống kê cho thấy, vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn: báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, năm 2018 có khả năng sẽ lập kỷ lục mới về lượng khí thải carbon. Con số này là đáng ngạc nhiên và đáng báo động bởi từ năm 2017 thế giới đã chứng kiến mức độ kỷ lục của việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Mặc dù tất cả 10 thành viên ASEAN, hiệp hội liên chính phủ của khu vực, đệ trình các cam kết của quốc gia về hành động chống biến đổi khí hậu và đồng ý về các kế hoạch hành động hoành tráng, họ hiện đang nằm dưới cùng của bảng xếp hạng sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.
Dân số Đông Nam Á tăng 23% trong khoảng thời gian từ năm 2000-2017, đạt khoảng 700 triệu người, và dự kiến sẽ tăng thêm 20% vào năm 2050. Sự tăng trưởng đáng kể này, đi kèm với việc đô thị hóa nhanh chóng và phát triển kinh tế, IEA dự kiến nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á sẽ tăng gần 2/3 vào năm 2040. Mặc dù chi phí của công nghệ gió và mặt trời đang giảm đáng kể, than vẫn hấp dẫn do lượng dự trữ lớn được tìm thấy trong khu vực ASEAN, đặc biệt là ở Indonesia.
Với tất cả những yếu tố này, rất ít khả năng Đông Nam Á sẽ sớm ngừng phụ thuộc vào than đá. Lượng khí thải carbon của khu vực sẽ tăng 5,7% vào năm 2030. Trên thực tế, IEA cho rằng, khu vực ASEAN có thể giảm khí thải chủ yếu bằng cách phát triển ngành điện hiệu quả hơn, đi kèm với đầu tư cho năng lượng tái tạo với công nghệ “than sạch”. IEA đã dự đoán rằng, nếu khai thác đúng cách, CCS có thể giảm 20% tổng lượng carbon, cần thiết để giữ cho lượng khí thải trong phạm vi hợp lý trong 30 năm tới.
Tại Diễn đàn ASEAN về Than gần đây, các quan chức cam kết sẽ chia sẻ kỹ thuật giảm khí thải và khám phá tiềm năng của CCS. Các nhà phân tích cho rằng, việc lắp đặt CCS có thể làm tăng chi phí điện từ các nhà máy điện mới lên tới 90%, điều không thể thực hiện tại các nước ASEAN có dân số tăng cao.
Minh Hùng (T/h)