Loài sâu sáp vị cứu tinh cho rác thải nhựa toàn cầu
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 11:30, 01/09/2019
Sâu sáp thường được sử dụng để làm mồi câu cá, chúng có thể gây hại cho tổ ong bằng cách đục thủng tổ bằng sáp. Bertocchini đã sử dụng một túi nhựa làm bằng polyethylene để bỏ những con sâu mà bà bắt ra được từ tổ ong. Sau khoảng 1 giờ, bà rất bất ngờ khi thấy chiếc túi nylon bị thủng lỗ chỗ.
Một bài kiểm tra tiếp theo đã được Đại học Cambridge (Anh) tiến hành bằng cách bỏ 100 con sâu sáp vào trong một chiếc túi siêu thị làm từ nhựa. Các nhà khoa học nhận thấy những lỗ thủng đã xuất hiện trên chiếc túi nhựa chỉ sau 40 phút và sau 12 giờ, 92 mg nhựa đã bị lũ sâu ăn hết.
So với vi khuẩn, hiệu suất tiêu hủy nhựa của loài sâu sáp ấn tượng hơn hẳn. Được biết, phải mất 1 ngày, các loài vi khuẩn mới tiêu hủy được 0,13 mg nhựa trên chiếc túi siêu thị.
Hiểu thêm về cách những con sâu sáp tiêu hóa nhựa có thể giúp chúng ta tìm ra được một biện pháp sinh học để giải quyết bài toán rác thải làm từ nhựa, nguồn ô nhiễm môi trường chính hiện nay. Hiện nay, 38% số lượng rác thải làm từ nhựa của châu Âu chỉ được xử lý bằng cách chôn lấp và có tới 8 triệu tấn rác thải làm từ nhựa được đổ thằng ra biển mỗi năm.
Hàng năm nhân loại sử dụng trên 1 tỷ chiếc túi nylon; trong đó, Polyethylene chiếm khoảng 92% tổng số các loại túi nhựa sản xuất. Ngày nay, trên các đại dương đã có hàng tỷ kilogram nhựa bị đổ xuống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển và các loài sinh vật đang sống trong đó. Khả năng phân hủy nhựa của sinh vật sâu sáp mở ra những giải pháp hữu ích đề xử rác thải trong tương lai. Hy vọng, từ những phát hiện mới này, cuộc chiến bảo vệ môi trường sẽ có nhiều thành công để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Tú Anh (t/h)