Ý nghĩa của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Tin tức - Sự kiện - Ngày đăng : 03:00, 20/04/2019

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhằm thu thập thông tin cơ bản và chi tiết về dân số và nhà ở nước ta, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030.

– Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/lần. Ngày 1/4/2019 là lần thứ 5 thực hiện cuộc điều tra này nhằm đáp ứng các chỉ tiêu quốc gia và một số tiêu chí phát triển bền vững.

>>>Hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

 >>>Viet Nam Startup Wheel 2019: Nâng tầm quy mô và đổi mới

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhằm thu thập thông tin cơ bản và chi tiết về dân số và nhà ở nước ta, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030.

“Kết quả cuộc Tổng điều tra sẽ cung cấp số liệu về quy mô dân số chi tiết của toàn quốc 10 năm sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; bổ sung kho dữ liệu dân số nhà ở của Nhà nước, Chính phủ và từng địa phương nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương, phục vụ yêu cầu so sánh quốc tế”

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 còn là căn cứ để đánh giá bước đầu việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của chương trình Nghị sự sau năm 2015 của Liên Hợp quốc, mà Việt Nam đã cam kết thực hiện; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về dân số theo quy định của Luật Thống kê; là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dự liệu bộ, ngành có liên quan, phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử 4 cấp.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng sát sườn tới đời sống của từng người dân, từng gia đình trong thời gian tới.

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 có ý nghĩa to lớn với từng người dân và sự phát triển của đất nước

Tất cả người dân đều được tính đến để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhận định về tình hình biến động dân số và nhà ở toàn quốc trong 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Tân – nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình cho rằng: Cuộc sống luôn biến động và công tác dân số cũng như vậy. So với Tổng điều tra dân số năm 2009 (TĐT 2009), 10 năm trôi qua với sự phát triển rất nhanh của kinh tế – xã hội (KT-XH) đất nước, dân số nước ta cũng thay đổi rất nhiều cả về số lượng, cơ cấu và phân bổ… Chính vì vậy, việc tiến hành TĐT 2019 có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối công tác dân số nói chung, mà còn tác động tới lợi ích trực tiếp của người dân.

Ông Nguyễn Văn Tân cho rằng: Việc Tổng điều tra dân số và nhà ở vừa là hoạt động mang tính vĩ mô, vừa liên quan đến lợi ích của từng người dân.

Dẫn thông điệp của Liên Hợp Quốc là “Tất cả mọi người đều được tính đến”, ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh rằng: Cuộc TĐT của chúng ta là cơ hội để “Tất cả mọi người dân đều được tính đến như chủ thể của sự phát triển KT-XH, đồng thời cũng là một người được hưởng lợi từ thành quả của sự phát triển KT-XH của đất nước, để cho không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ông Tân lý giải, có TĐT chúng ta mới đánh giá được diễn biến dân số trong thời gian qua, qua đó xác định việc thực hiện đúng chiến lược dân số hay không. Kết quả này không chỉ giúp giám sát quá trình thực hiện, mà còn dự báo được sự phát triển dân số trong những năm tới. Trên cơ sở đó để hoạch định chính sách phát triển dân số nói chung và xây dựng những chính sách cụ thể tác động đến từng người dân.

Đồng ý kiến với ông Nguyễn Văn Tân, TS. Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhấn mạnh thêm rằng: Cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đánh giá chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2020 và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm. Đây cũng là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển KT-XH thời gian tới (2021 – 2030), đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2025.

Kết quả TĐT 2019 còn là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó có những chỉ tiêu như: Làm thế nào để giữ được mức sinh tự nhiên, mức sinh thay thế; hay giảm mức sinh chênh lệnh giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng núi với vùng đồng bằng.

Bên cạnh đó, cuộc TĐT này còn liên quan tới việc đánh giá kết quả thực hiện những chỉ tiêu mà chúng ta đã cam kết với Liên Hợp Quốc về sự phát triển bền vững. Bởi nếu chúng ta thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển bền vững sẽ tác động tới cuộc sống của từng người dân. Ví như chỉ tiêu mà chúng ta đã cam kết là: Tất cả mọi người đều được hưởng hạnh phúc, đều được hưởng hòa bình, không ai bị đói nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau… Cho nên thông tin của cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm vi mô với từng cá nhân, từng gia đình.

Hồng Trang (T/h)

   

Hồng Trang (T/h)