Tái chế CO2 từ kẻ hủy diệt trong khí quyển thành vật liệu mới siêu mỏng

Tin tức - Sự kiện - Ngày đăng : 12:00, 22/07/2019

Moitruong.net.vn – Công nghệ mới đã giúp cho quá trình tái chế CO2 trở nên dễ dàng, phổ biến và thân thiện với môi trường hơn, biến loại khí này trở thành một loại nguyên liệu đối với nhiều ngành công nghiệp hay một sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống con người.

Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Karlsruhe (Đức) vừa tìm ra phương pháp biến carbon dioxide (CO2) trong khí quyển thành siêu vật liệu graphene (với nhiều ưu điểm như mỏng, nhẹ, cứng…). Phương pháp này dựa trên việc đưa CO2 cùng hidro, chất xúc tác (đồng và paladi) vào lò phản ứng.

Graphene hình thành trong nhiệt độ 1.000 độ C và dưới áp suất bằng áp suất khí quyển. Phương pháp nói trên có thể giúp sản xuất đồng thời nhiều lớp graphene. Như vậy, hóa ra, CO2 trong khí quyển có thể được sử dụng để sản xuất hàng loạt siêu vật liệu graphene.

Một loại vật liệu mới được làm từ một lớp siêu nhỏ cobalt có thể chuyển đổi carbon dioxide thành một loại nhiên liệu được gọi tên là formate. Đây là loại nhiên liệu khi đốt sẽ không phát thải ra các loại khí độc hại.

Được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học vật lý quốc gia Hefei, loại vật liệu mới này có thể sẽ là một cách để đối phó với 36 gigaton CO2 mà chúng ta thải vào khí quyển mỗi năm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Vấn đề rác thải nhựa làm ô nhiễm môi trường tự nhiên có thể được giải quyết một phần nhờ sáng kiến của cô Roza Rutkowska, tân cử nhân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ba Lan SWPS.

Cô Rutkowska đã tạo ra vật liệu đóng gói có khả năng tự phân hủy và hoàn toàn ăn được. Đó là loại vải tên là SCOBY, được sản xuất từ rác thải nông nghiệp (rơm rạ, lá, vỏ trái cây…), rất thích hợp để gói thực phẩm.

Sản phẩm vải SCOBY được tạo ra trong quá trình lên men đường lấy từ rác thải nông nghiệp với sự tham gia của nấm và vi khuẩn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa tuyên bố thành lập lực lượng bảo vệ vũ trụ đặc biệt. Nhiệm vụ của lực lượng này là bảo vệ các vệ tinh nhân tạo của Pháp đang bay trên quỹ đạo.

Hiện tại, chính phủ Pháp chưa cho biết quy mô đầu tư vào lực lượng mới này. Trước đó, Mỹ là quốc gia duy nhất quyết định thành lập đơn vị bảo vệ vũ trụ.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã phải mất nhiều thập kỷ để tìm cách chuyển hóa CO2 thành một cái gì đó hữu ích. Và loại vật liệu mới này có thể sẽ là một trong những lựa chọn hứa hẹn nhất mà chúng ta có cho đến nay.

“Đây là một bước đột phá trong khoa học cơ bản”, Karthish Mathiram, một kỹ sư hóa học thuộc Viện Công nghệ Califoria nói. – “Chắc chắn sẽ mất nhiều năm trước khi vật liệu này được thương mại hóa. Tuy nhiên, tất cả những số liệu đều cho thấy, phản ứng của về tính thương mại hóa của loại vật liệu này là rất tích cực”.

Theo các nhà khoa học, formate chỉ dày bằng khoảng bốn nguyên tử, được cấu tạo bởi một lớp cobalt nguyên chất siêu mỏng và một lớp hỗn hợp oxide cobalt kim loại.

Ngọc Linh (T/h)

   

Ngọc Linh (T/h)