Israel “điều chỉnh” hệ vi sinh của bò để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 07:00, 20/05/2020

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học Israel nghiên cứu điều chỉnh hệ số thức ăn, phụ gia trong khẩu phần của bò sữa nhằm giảm các tác động của khí metan đến môi trường.

Theo các nhà khoa học, việc kiểm soát được hệ vi sinh của vật nuôi đã giúp ngăn chặn được bò sữa giảm phát thải ra lượng khí mê-tan, một trong những loại khí nhà kính nghiêm trọng nhất gây ra sự nóng lên của Trái đất hay biến đổi khí hậu toàn cầu, cao gấp 3 lần so với nguồn khí thải CO2.

Hệ vi sinh (microbiome) vốn có chức năng kiểm soát hầu hết các khía cạnh và hoạt động của hệ tiêu hóa của động vật cũng như con người. Do đó ngay từ khi vi khuẩn sinh ra nó đã tạo nên một hệ vi sinh vật độc đáo, sau đó phát triển theo trật tự thời gian.

Trong một nghiên cứu được công bố trước đó trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm các nhà khoa học ở BGU đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài ba năm trên 50 con bò sữa, trong đó một nửa số này được sinh tự nhiên và nửa còn lại là sinh mổ.

Ảnh minh họa

Với động vật nhai lại (gia súc, cừu, dê, bò rừng, trâu, nai, hươu, linh dương …), hầu hết khí khí metan được sản xuất qua quá trình lên men ruột.

Quá trình lên men đường ruột đang ợ hơi, đối với quá trình lên men ruột. Động vật nhai lại có vi khuẩn trong dạ chứa cỏ của chúng được gọi là methanogens. Nó phá vỡ những gì động vật nhai lại ăn (cỏ) thông qua một quá trình gọi là methanogenesis.

Trung bình mỗi ngày 1 con bò ợ ra 250 – 500 lít khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính. Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính cao hơn 28 lần so với khí các-bô-níc. Còn theo báo cáo của Tổ chức Lương thực Thế giới (WFO), 14,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người gây ra là từ chuỗi cung cấp gia súc, trong đó chủ yếu là từ các trang trại chăn nuôi bò và chế biến sữa.

Giới nghiên cứu tại nhiều nước đang tìm giải pháp giảm lượng khí mê-tan mà ngành chăn nuôi thải vào khí quyển. Nói một cách đơn giản, họ muốn giảm số lần bò ợ cỏ nhai lại.

Theo các nghiên cứu trước đây, lượng khí mê-tan phát thải từ quá trình lên men của dạ cỏ bò thịt thông qua khẩu phần ăn lên tới 20,9kg/con mỗi năm. Lượng khí thải từ các hoạt động chăn nuôi của gia súc nhai lại, phát sinh từ quá trình lên men trong hệ tiêu hóa chiếm khoảng 6,3% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp quốc), việc tiêu thụ thịt và sữa của nhân loại là một tác nhân lớn làm cho Trái đất nóng lên do ngành chăn nuôi số lượng lớn tạo ra ô nhiễm từ chất thải gia súc sẽ làm suy thoái môi trường. Hoạt động chăn nuôi gia súc không chỉ chiếm nhiều đất để làm trang trại, bãi chăn thả, mỗi con bò còn tốn hơn 41.500 lít nước/năm.

Ngọc Linh (t/h)

Ngọc Linh (t/h)