Costa Rica cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần để chống ô nhiễm môi trường
Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 11:00, 31/08/2020
Quốc gia Trung Mỹ có lập trường vững chắc trong việc chống lại nạn ô nhiễm rác thải nhựa. Bộ trên đã ban hành chỉ thị theo Luật Môi trường, nêu rõ những đồ không được sử dụng là các vật dụng bằng nhựa gồm que khuấy, ống hút, dao, dĩa, thìa, đĩa và cốc nhựa dùng một lần, hộp đựng thức ăn nhanh, túi bóng, bình nhựa và chai nước dùng một lần, cùng tất cả các loại vỏ bọc bằng nhựa không phải là một phần của vật dụng.
Costa Rica sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần tại các khu bảo tồn.
Ước tính cho thấy, tại quốc gia này, mỗi năm có khoảng 4.000 tấn chất thải rắn và 20% trong số đó không thể tái chế, bị đem đổ vào các bãi rác, bị ném ra các con sông, bãi biển hoặc trong rừng. Do đó, động thái của Costa Rica là rất cần thiết để hạn chế lượng rác không tái chế được. Chỉ thị này cũng siết chặt các quy định về quản lý chất thải rắn tại các khu vực trên.
Bộ trên khẳng định với chỉ thị này, Costa Rica đang có bước đi phù hợp để loại bỏ từng bước một trong những tác nhân gây mất đa dạng sinh học lớn nhất thế giới.
Để thực hiện được kế hoạch trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chính phủ Costa Rica đang đứng đầu chỉ dẫn một nỗ lực đa chiến lược trong đó bao gồm cả khu vực tư nhân và lẫn công cộng. Kế hoạch hướng đến các nghiên cứu sáng tạo mang tính khuyến khích để thay thế các sản phẩm nhựa. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu Costa Rica đã tiến hành thử nghiệm các chất thay thế nhựa. Một nhóm nghiên cứu sinh đại học đã thử nghiệm loại vật liệu làm từ chuối được cho là dẻo dai hơn nhựa gấp 5 lần và sẽ phân hủy chỉ trong 18 tháng.
Sáng kiến này là một phần của Kế hoạch Quản lý toàn diện rác thải 2016-2021, văn bản được coi là một trong những cột trụ của Kế hoạch Quốc gia về phi carbon hóa 2018-2050, trong đó đề ra mục tiêu biến đất nước mang tên “bờ biển giàu có” này trở thành nền kinh tế xanh với mức phát thải khí gây hiệu ứng bằng 0 vào năm 2050.
Minh Anh