Hành trình từ giảng đường đến tòa soạn của sinh viên báo chí
Giáo dục - Ngày đăng : 16:00, 21/06/2022
Thiệt thòi vì dịch bệnh
Như sinh viên các ngành nghề khác, sinh viên báo chí cũng phải trải qua khoảng thời gian kiến tập và thực tập để cọ sát với cộng việc của một phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, 2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành đã vô tình lấy đi cơ hội quý giá của nhiều bạn sinh viên ngành học này.
Hà Chinh, sinh viên năm cuối Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ: “Em được nhà trường phân về báo Nông nghiệp Việt Nam để thực tập, tuy nhiên do kỳ thực tập lại đúng thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội nên không có nhiều cơ hội được đi tác nghiệp thực tế”.
Cũng giống như Hà Chinh, Vũ Bình sinh viên năm thứ ba, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tâm sự: Em vừa kết thúc kỳ kiến tập, tuy nhiê, kỳ kiến tập của em đúng với thời điểm dịch covid-19 bước vào giai đoạn đỉnh điểm và Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Nên em chưa có nhiều cơ hội va chạm với công việc trong thực tế mà chủ yếu, em làm bài tập các môn học.
Bình kể, em vẫn nhớ môn chuyên ngành đầu tiên mà em học là môn kỹ năng viết cho báo in, khi đó em là sinh viên năm 2. Vì là lần đầu tiên viết báo nên Bình thấy việc viết khó khăn đến vậy, bởi em phải mất nhiều ngày mới có thể chọn cho mình một đề tài phù hợp.
Ở thời điểm ấy, em chưa có cơ hội đi lấy tin thực tế, mà trong khuôn khổ môn học, chúng em có thể lấy lại tin từ các báo khác, Tuy nhiên em phải có góc nhìn, hướng đi mới cho bài báo của mình. Qua bài báo đó giúp em nhận ra một điều rằng, màu sắc, cá tính riêng và cách phát hiện, triển khai vấn đề sao cho mới mẻ là vô cùng quan trọng. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, em đã trải qua nhiều môn học chuyên ngành về báo chí nhưng em luôn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm một hướng tiếp cận mới, khác lạ, dưới một góc nhìn độc đáo và thú vị hơn, dù đó chỉ là bài tập của các môn học, Bình trải lòng.
Quả thực, với những bạn sinh viên, cơ hội để được cọ sát thực tế quý giá nhất là kỳ kiến tập và thực tập. Những cơ hội trải nghiệm thực tế không chỉ cho các em sinh viên cơ hội rèn luyện, trau dồi các kỹ năng, áp dụng lý thuyết học được từ những năm tháng trên giảng đường. Những trải nghiệm ấy còn giúp các em xác định hướng đi nào phù hợp với bản thân các em trong tương lai.
Không yêu nghề thì khó thành công
Hà Chinh nói, em lựa chọn học ngành báo chí là từ lời tư vấn của các anh, các chị trong gia đình, người cũng làm nghề báo, Tuy nhiên sau kỳ đầu tiện theo học tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, em nhận được nguồn năng lượng, lòng nhiệt huyết, yêu nghề từ các thầy cô giảng viên, sự năng động, hòa đồng của các bạn sinh viên khác mà niềm yêu thích với nghề báo trong Chinh cũng lớn dần lên theo năm tháng và mong muốn được theo đuổi nghề báo trong tương lai.
Hà Chinh bày tỏ mong muốn, Chinh nói: Em mong muốn trở thành một phóng viên chuyên nghiệp của đài truyền hình ở quê hương Sơn La của mình.
Để hiện thực ước mơ trở thành phóng ở một đài truyền hình, Hà Chinh đã chuẩn bị cho mình một hành trang. Theo Hà Chinh: Điều đầu tiên khi trở thành một phóng viên, biên tập viên hay một nhà báo chuyên nghiệp thì cần có sức khỏe tốt. Em luôn nhận thức được sự vất vả, tính chất của công việc vì vậy mà nếu không có một sức khỏe tốt thì khó khăn.
Thứ hai chính là vốn kiến thức, hiểu biết sâu rộng thì không chỉ nghề báo, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có sự hiểu biết nhất định, đó là điều kiện tiên quyết, có chuyên môn vững vàng sẽ giúp chúng ta tự tin hơn trong công việc và hoàn thành tốt hơn những nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng là nhiệt huyết với nghề báo. Em từng được nghe các anh chị đi trước chia sẻ rằng, nếu không có nhiệt huyết và lòng đam mê với nghề không thể gắn bó lâu dài với công việc này. Tuy nhiên, em tin từ lòng nhiệt huyết và cảm hứng từ các thầy cô, những anh chị nhà báo đang trực tiếp làm công việc này, mọi người cũng đã gắn bó với nghề được thì chúng em – những sinh viên mới ra trường cũng có thể kiên trì theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp và đam mê của mình.
Khác với Hà Chinh, Vũ Bình là sinh viên bằng kép báo chí k63, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vì em muốn biết và tìm hiểu về nghề báo. Nên sau năm thứ 2 theo học tại trường, em đã phân vân giữa nghề báo và lĩnh vực truyền thông. Nên em đã quyết định theo học thêm bằng báo chí để thấy rằng mình thực sự yêu thích và phù hợp với lĩnh vực nào, công việc nào hơn.
“Qua những trải nghiệm từ các công việc làm thêm, làm cộng tác viên, em nghĩ với em, nghề báo là nghề em trân trọng nhưng chưa sẵn sàng theo đuổi nghề này vì em không muốn mang đến cho công chúng những tác phẩm báo chí non nớt, không có sự sáng tạo cũng như khả năng viết của em chưa đủ để tạo nên một tác phẩm báo chí thu hút. Nhưng không ai biết trước tương lai sẽ thế nào khi em còn kỳ thực tập trước mắt mà đó là lần đầu tiên em được cọ sát với nghề báo, biết đầu đó, sau một tháng của kỳ thực tập, suy nghĩ và định hướng về công việc của em sẽ khác”, Bình chia sẻ
“Em cũng đã được các thầy cô nói nhiều đến đạo đức nghề nghiệp của người làm báo mà để trở thành một phóng viên, biên tập viên hay một nhà báo chuyên nghiệp thì những người làm báo cần có ý thức về vấn đề này để tránh không vị phạm đạo đức của nghề báo như một số trường hợp cụ thể đã xảy ra trong thực tế. Vì vậy, em nghĩ nếu sau này khi trở thành một phóng viên hay một biên tập viên em sẽ luôn giữ cho mình luôn có một cái đầu lạnh, tỉnh táo”, Bình nói thêm
Một điểm nữa là dù ở lĩnh vực nào cũng cần chuẩn bị một phông kiến thức nền tảng, điều này vô cùng quan trọng. Nên em sẽ không ngừng trau dồi kiến thức cho mình. Đồng thời để theo đuổi công việc của người làm báo thì việc trau dồi kỹ năng viết là việc làm thường xuyên, liên tục và hằng ngày. Em cũng luôn tự nhắc mình phải rèn luyện kỹ năng viết để có những tác phẩm báo chí hấp dẫn đối với công chúng, đặc biệt tác phẩm báo chí phải thực sự có giá trị.