Ghi nhận sức công phá kỷ lục của vụ phun trào núi lửa ở Tonga
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 17:30, 04/07/2022
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bath đã tiến hành nghiên cứu bằng việc kết hợp dự liệu vệ tinh mở rộng với các quan sát trên mặt đất để chỉ ra rằng vụ phun trào là duy nhất trong khoa học quan sát về cả cường độ và tốc độ, cùng với trọng lực chuyển động và sóng khí quyển mà vụ phun trào tạo ra.
Trước khi phun trào dữ dội vào ngày 15/01 năm nay, trước đó đã ghi nhận một loạt các hiện tượng khác bắt đầu từ tháng 12/2021 tạo ra một chùm tia thẳng đứng kéo dài hơn 50km trên bề mặt Trái Đất. Nhiệt thoát ra từ nước và tro nóng trong chùm tia là nguồn tạo ra sóng trọng lực lớn nhất trên Trái Đất trong 12 giờ ttiếp sau đó. Vụ phun trào cũng tạo ra sóng trọng lực giống như gợn sóng mà các quan sát vệ tinh cho thấy trải dài trên khu vực Thái Bình Dương.
Trên thực tế, đây là vụ phun trào duy nhất có mức độ lan tỏa rộng lớn như vậy và được mô tả sẽ là hiện tượng phun trào của núi lửa giúp các nhà khoa học cải thiện các hệ thống mô hình nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu trong tương lai.
Tiến sĩ Corwin Wright, một thành viên nghiên cứu của Đại học Royal Society tại Trung tâm Khoa học Không gian, Khí quyển và Đại dương Đại học Bath chỉ ra rằng: “Đây là vụ phun trào núi lửa thực sự lớn và những gì quan sát được thực sự độc đáo đối với giới khoa học từ trước đến nay. Chúng tôi chưa bao giờ thấy sóng khí quyển đi vòng quay thế giới, hoặc với tốc độ này – chúng đang di chuyển rất gần đến giới hạn lý thuyết”.
Trong khi đó, tiến sĩ Scott Osprey thuộc Trung tâm Quốc gia về Khoa học Khí quyển, Khoa Vật lý, Đại học Oxford lại kỳ vọng sẽ thấy được những tác động sâu hơn từ vụ phun trào Hunga Tonga.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một cách độc đáo cách hiển thị nổi bật của sóng toàn cầu bởi một lượng lớn nước biển bốc hơi trong quá trình phun trào. Tuy nhiên, khi lượng hơi nước đặc biệt lan tỏa khắp tầng bình lưu, mọi quan sát sẽ hướng về lỗ thủng ozon ở Nam Cực và sẽ xảy ra những hiện tượng nghiêm trọng vào mùa xuân.”
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath, Đại học Oxford và các khu vực khác hiện đang hợp tác với các đồng nghiệp tại các trung tâm dự báo thời tiết và khí hậu để xem thông tin thu thập được từ vụ phun trào có thể được sử dụng như thế nào để đưa ra các dự đoán, dự báo chính xác hơn trong tương lai.