90% lớp đất mặt của Trái đất có thể bị đe dọa vào năm 2050

Môi trường - Tài nguyên - Ngày đăng : 12:00, 02/08/2022

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thuộc Liên Hợp Quốc vừa đưa ra cảnh báo toàn bộ 90% lớp đất mặt quý giá của Trái đất có thể bị đe dọa vào năm 2050.
fao.jpg
Nông dân làm việc ở Guatemala. Ảnh: FAO

FAO cũng thông tin thêm, phải mất khoảng một nghìn năm để tạo ra lớp đất mặt chỉ vài cm và giúp phục hồi đất. Cơ quan này đang kêu gọi các quốc gia và đối tác đã ký Đối tác Toàn cầu về Đất đai (GSP) hành động nhiều hơn nữa.

Theo đó, FAO đã kêu gọi các tổ chức dân sự, chính phủ và các tổ chức quốc tế tăng cường hành động để giám sát và chăm sóc đất. Cho đến nay, một thành tựu của GSP là sự hợp tác với nông dân và chính quyền địa phương để tăng cường bảo vệ đất.

FAO cho biết, các chương trình đã được bắt đầu để cải thiện lượng chất hữu cơ trong đất, bằng cách áp dụng các biện pháp như sử dụng cây che phủ, luân canh cây trồng và nông lâm kết hợp. Costa Rica và Mexico đã ký các chương trình thí điểm này và tập huấn cho nông dân cách sử dụng “cây che phủ” để ngăn chặn xói mòn, luân canh cây trồng và trồng cây.

Hơn nữa, GSP đã mở rộng việc thu thập dữ liệu dưới dạng lập bản đồ đất kỹ thuật số. Công nghệ này thông báo cho các nhà hoạch định chính sách về các điều kiện đất liên quan và trao quyền cho họ để đưa ra các quyết định sáng suốt về quản lý sự suy thoái đất.

FAO cũng đã kêu gọi phối hợp và lồng ghép các hoạt động bền vững thông qua đầu tư vào phát triển và giáo dục.

Các chương trình được lập kế hoạch chi tiết trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao thông tin và công nghệ liên quan đến tình trạng “sức khỏe của đất”; đồng thời, kết hợp hài hòa các phương pháp, đơn vị và thông tin liên quan đến phân tích đất.

Bên cạnh đó, các chiến dịch, chẳng hạn như Năm Quốc tế Đất đai và Ngày Đất Thế giới được tổ chức đã góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ về đất và tăng cường sự tham gia của họ vào việc ngăn chặn suy thoái đất.

Mặc dù, GSP cho thấy, nỗ lực của các đối tác ngoài Nhà nước nhằm thúc đẩy các hoạt động bền vững về đất, nhưng các nhà hoạch định chính sách của nhà nước là những chủ thể cần thiết trong việc thực hiện chính sách đất đai bền vững.

Việc ban hành các tài liệu như Luật Đất đai sửa đổi, Hướng dẫn Tự nguyện về Đất Bền vững và Quy tắc Ứng xử Quốc tế về quản lý và sử dụng bền vững phân bón, đóng góp hướng dẫn có giá trị từ GSP cho các chính phủ quốc gia.

Các thành tựu trên đại diện cho một chiến lược quan trọng hiện có của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn sự suy thoái đất, hỗ trợ canh tác bền vững trên toàn thế giới.

Khánh Linh