Những sự kiện về môi trường tiêu biểu năm 2021

Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 12:00, 31/12/2021

Moitruong.net.vn – Năm 2021, trong nước có nhiều sự kiện về môi trường đáng chú ý. Ban Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã lựa chọn 09 sự kiện môi trường nổi bật được người dân, cộng đồng xã hội đặc biệt qua tâm giới thiệu tới độc giả.

VIDEO: Những sự kiện môi trường nổi bật nhìn lại năm 2021

  1. Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Luật BVMT 2020 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022 (Luật BVMT 2020). Luật này gồm 16 Chương, 171 Điều với các điểm mới quan trọng như: (i) Mở rộng phạm vi điều chỉnh, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; (ii) Kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, cắt giảm thủ tục hành chính; (iii) Định chế nội dung sức khỏe môi trường, bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường; (iv) Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; (v) Thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, phân cấp triệt để cho địa phương; (vi) Chế định cụ thể về kiểm toán môi trường lần đầu được quy định; (vii) Cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước; (viii) Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản; (ix) Tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên. Theo đánh giá, Luật BVMT 2020 cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-85 ngày.

Trên đây là một số điểm mới của Luật BVMT năm 2020. Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

Phê duyệt Đề án Việt Nam tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương

  1. Những kỳ vọng từ hội nghị khí hậu COP26

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chính thức khai mạc ở Glasgow (Vương quốc Anh). Hội nghị kéo dài hai tuần đầu tháng 11, giữa giai đoạn tình hình khí hậu Trái Đất đang báo động hơn bao giờ hết.

Hội nghị COP26 sẽ tập trung thảo luận các nội dung chính gồm: Giải pháp đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào giữa thế kỷ 21; Đảm bảo duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới 1,5oC trong giai đoạn công nghiệp hóa; Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên; Đảm bảo quỹ tài chính về biến đổi khí hậu; Lên kế hoạch chi tiết thực hiện Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu cũng như thảo luận những khả năng hợp tác về đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.

  1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 985a/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch). Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch này là tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

  1. Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thủy văn

Với phương châm kết hợp, tận dụng những thành tựu khoa học của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu vươn lên, cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn, bảo đảm tính thống nhất, chính xác, liên tục, tin cậy, phục vụ đắc lực cho các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước, ngành Khí tượng Thủy văn đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Trong giai đoạn tới, ngành Khí tượng Thủy văn sẽ tập trung các nguồn lực để phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất,… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

  1. Thủ tướng phê duyệt Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 524/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. Đề án nêu rõ mục tiêu đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh, trong đó gồm 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất. Qua đó, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 524/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Đề án nêu rõ nhiệm vụ, năm 2021, cả nước trồng được khoảng 182 triệu cây, trong đó, cây xanh phân tán 120 triệu cây, tăng 1,5 lần so với năm 2020. Từ năm 2022-2025, trồng bình quân 204,5 triệu cây xanh, trong đó, cây xanh phân tán 142,5 triệu cây, tăng 1,8 lần so với năm 2020.

  1. Điểm mới của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2021.

Theo đó, Nghị định được ban hành gồm 4 điều với một số nội dung sửa đổi, bổ sung gồm: tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sửa đổi nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính, sửa đổi thông số nguy hại trong nước, nước thải và trong khí, khí thải,….

  1. Phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến 2025

Ngày 4/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Quyết định số 1383/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến 2025.

Đề án được phê duyệt trên quan điểm tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật. Kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ, thống nhất trên phạm vi cả nước, phù hợp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phù hợp với Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.

  1. Phê duyệt Đề án Việt Nam tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương

Ngày 16/8 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là đảm bảo đầy đủ điều kiện về nguồn lực, thông tin dữ liệu phục vụ cho việc chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia đàm phán. đảm bảo quyền lợi, lợi ích và năng lực quốc gia trong phòng. chống ô nhiễm nhựa đại dương

  1. Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Ngày 14/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Theo đó, Thông tư quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc một trong các trường hợp phải có giấy phép sau đây: (1) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kW, bao gồm cả hồ chứa thủy lợi kết hợp với phát điện; (2) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1 m3 /giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m3 /ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác. (3) Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1 m3 /giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m3 /ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác. (4) Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

Ban Biên tập

Ban Biên tập