Mẹo có giấc ngủ ngon khi bị cảm lạnh
Cuộc sống xanh - Ngày đăng : 19:30, 13/10/2022
Khi bạn bị cảm lạnh, các triệu chứng như nghẹt mũi, ho, đau nhức cơ thể có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn và giảm chất lượng.
Đồ uống ấm trước khi đi ngủ
Một tách đồ uống ấm trước khi đi ngủ có thể làm dịu cơn đau họng và hơi nước ấm sẽ giúp giảm sự tắc nghẽn của mũi.
Trà sau khi loại bỏ caffein kết hợp với mật ong sẽ không ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, một số gợi ý trà bạn có thể tham khảo là trà bạc hà, trà hoa cúc hay trà gừng - tất cả đều có các đặc tính giúp bạn thư giãn, thở dễ dàng hơn và chống lại nhiễm trùng.
Nếu không muốn uống trà bạn có thể thay thế bằng nước ấm pha chanh với mật ong, một bát súp nóng hoặc một chút nước muối ấm.
Tốt nhất là bạn nên uống trước 60 - 90 phút trước khi đi ngủ bởi uống quá sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn phải trở dậy liên tục để đi vệ sinh.
Thuốc chống viêm non-steroid (NSAID)
Nếu cơn đau nhức khiến bạn khó chịu ngủ không ngon thì thuốc chống viêm non-steroid không kê đơn (OTC) có thể hữu ích. Loại thuốc này có thể giúp giảm một số triệu chứng cảm lạnh bao gồm nhức đầu, đau cơ, đau tai và sốt.
Đó có thể là aspirin, abuprofen hay naproxen. Tuy nhiên bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng được khuyến nghị là bao nhiêu và làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận. Trong trường hợp bị sốt, bạn không nên sử dụng NSAID trong ít nhất 3 ngày liên tiếp. Tương tự nếu như bạn bị đau thì cũng cần tránh sử dụng NSAID trong hơn 10 ngày.
Thuốc ho
Ho do cảm lạnh thông thường có thể khiến bạn kiệt sức vì ho liên tục. Một số loại thuốc ho OTC có thể giúp giảm sự kích thích họng tạm thời.
Nếu như ho có đờm thì bạn có thể cân nhắc thuốc ho long đờm để làm loãng chất nhầy trong phổi và dễ tống chúng ra ngoài hơn. Thuốc chống ho cũng có thể là một lựa chọn nhờ tác dụng ức chế phản xạ ho - lý tưởng cho ban đêm.
Một số loại thuốc ho có chứa thành phần thông mũi, giảm đau và kháng histamine nên có thể gây nguy hiểm nếu dùng quá liều nên nếu sử dụng thuốc ho bạn nên tránh dùng thêm các loại thuốc này.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi hoạt động bằng cách giảm sưng các mô trong mũi do vậy mũi có thể giảm tiêt dịch nhầy từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn, nhất là khi điều này khiến bạn khó ngủ.
Thuốc thông mũi có thể ở dạng xịt, thuốc uống hay thuốc nhỏ mũi. Nhưng nhìn chung là thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 3 tuổi và cần tránh sử dụng trong thời gian dài bởi nó có thể khiến các triệu chứng bùng phát trở lại và nghiêm trọng hơn.
Rửa mũi bằng nước muối
Theo một nghiên cứu năm 2015 thì rửa mũi bằng nước muối có tác dụng giảm nghẹt mũi, sạch nhầy, thoáng các xoang. Điều quan trọng là bạn cần rửa mũi đúng cách bằng các dụng cụ chuyên dụng và không rửa mũi cho trẻ dưới 2 tuổi trừ khi được các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo.
Súc miệng với nước muối
Súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ có thể giúp làm dịu cơn đau họng và ngăn chặn nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để giảm bớt sự khó chịu.
Bạn có thể pha nước súc miệng hoặc mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc.
Ngủ kê cao đầu
Đôi khi việc nằm thẳng trên một mặt phẳng sẽ khiến người bị cảm lạnh bị khó chịu do chất nhầy tích tụ đọng ở cổ họng dẫn tới ho và khó ngủ hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải ngồi ngủ. Giải pháp là kê cao đầu hơn khi ngủ để giảm thiểu sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng.
Nhưng bạn cần hạn chế việc kê đầu quá cao bởi có thể gây đau cổ.
Hầu hết các triệu chứng cảm lạnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Trong một số trường hợp cảm giác nghẹt mũi, ho, sổ mũi khiến bạn khó có được giấc ngủ ngon.
Với các liệu pháp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh bao gồm thuốc như NSAID, thuốc ho, thuốc thông mũi; hay các lựa chọn khác bao gồm đồ uống ấm, nước muối súc miệng, rửa mũi... có thể có ích. Lưu ý rằng với thuốc uống tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng mà đôi khi cách này có thể đem lại hiệu quả hơn cách khác.
Nếu như bệnh cảm lạnh của bạn kéo dài trên 3 tuần thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm để được hỗ trợ.