Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn, mặn vụ đông xuân 2022-2023
Nước và cuộc sống - Ngày đăng : 14:30, 02/12/2022
Vụ đông xuân 2022-2023, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống gần 1,6 triệu ha.
Tình hình nguồn nước hiện nay, ngoài yếu tố tự nhiên trên sông Mê Kông thì còn có yếu tố con người. Vì vậy, không thể phó thác hoàn toàn việc sản xuất của mình vào nguồn nước tự nhiên, bởi các quy luật hàng năm đã thay đổi.
Vụ đông xuân 2022 - 2023, dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn và Tổng cục Thủy lợi cho thấy: Thủy triều, mực nước sẽ cao hơn trung bình hàng năm. Các khu vực ven biển, bà con nông dân đã có ý thức, kinh nghiệm phòng chống hạn mặn, còn khu vực thượng lưu thì tình hình ngập lũ không cao, do đó cũng đạt mức độ an toàn.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết: Đối với sản xuất lúa của vùng ĐBSCL, không được chủ quan vì vụ nào cũng có những bất lợi riêng về thời tiết, khí tượng thủy văn. Dự báo thời tiết, khí tượng, thủy văn có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể theo hướng tích cực hoặc theo hướng tiêu cực hơn cho sản xuất lúa nói chung. Vì thế trong chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023, phải luôn trên tinh thần cảnh giác cao nhất. Vùng ven biển ĐBSCL từ Long An đến Hà Tiên phải xuống trong tháng 10/2022, lựa chọn mức độ an toàn đối với người sản xuất.
Vùng thượng, vùng giữa và phần còn lại ven biển cần tập trung xuống giống trong tháng 11/2022 với diện tích từ 700.000 - 800.000ha. Đây là thời điểm cho năng suất lúa cao và thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây lúa. Đối với các diện tích còn lại, có thể xuống giống trong tháng 12/2022.
“Tôi cũng muốn nhắc lại rằng, xuống giống trong tháng Giêng rất nguy hiểm đối với tình hình nguồn nước, dịch bệnh. Ngoài các diện tích lúa đông xuân xuống giống trong tháng 10, tháng 11, tháng 12, vùng ĐBSCL còn lại xấp xỉ 100.000 - 150.000ha xuống giống trong tháng Giêng, tất cả yếu tố dịch hại, thời tiết, khí tượng thủy văn, rủi ro sẽ rớt vào thời điểm này. Vì thế, trừ những trường hợp đặc biệt của các vùng quá khó khăn, còn lại không nên kéo lê thời vụ qua tháng Giêng, nhất là đối với các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long và một phần của Long An” ông Tùng khuyến cáo.
Một yếu tố nữa là tình hình nguồn nước hiện nay, ngoài yếu tố tự nhiên trên sông Mê Kông thì còn có yếu tố con người. Vì vậy, không thể phó thác hoàn toàn việc sản xuất của mình vào nguồn nước tự nhiên, bởi các quy luật hàng năm đã thay đổi.
Vụ đông xuân 2022 - 2023, dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn và Tổng cục Thủy lợi cho thấy: Thủy triều, mực nước sẽ cao hơn trung bình hàng năm. Các khu vực ven biển, bà con nông dân đã có ý thức, kinh nghiệm phòng chống hạn mặn, còn khu vực thượng lưu thì tình hình ngập lũ không cao, do đó cũng đạt mức độ an toàn.
Nói về hệ thống thủy lợi phục vụ cho vụ lúa đông xuân, ông Lê Thanh Tùng đánh giá hiện nay Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang hệ thống thủy lợi chưa hoàn toàn chủ động. Hệ thống bờ bao, đê bao của bà con nông dân cũng ở mức thấp, triều cường có thể làm vỡ đê, xâm nhập vào đồng ruộng với nồng độ mặn chưa thể gây chết cho cây nhưng sẽ tích lũy, làm cây trồng bị suy giảm về sinh trưởng, phát triển, năng suất.
Vì thế, đối với những khu vực này, các cơ quan chuyên môn địa phương cần thường xuyên theo dõi tình hình nguồn nước, lượng nước, khuyến cáo bà con nâng cao các đê bao để bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu mùa Tết và lúa đông xuân, tránh rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể từ khi xuống giống đến khi thu hoạch. Nếu làm tốt các vấn đề nêu trên thì vụ lúa đông xuân 2022 - 2023 ở ĐBSCL sẽ kỳ vọng thắng lợi vẹn toàn.
Nói về hệ thống thủy lợi phục vụ cho vụ lúa đông xuân, ông Lê Thanh Tùng đánh giá hiện nay Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang hệ thống thủy lợi chưa hoàn toàn chủ động. Hệ thống bờ bao, đê bao của bà con nông dân cũng ở mức thấp, triều cường có thể làm vỡ đê, xâm nhập vào đồng ruộng với nồng độ mặn chưa thể gây chết cho cây nhưng sẽ tích lũy, làm cây trồng bị suy giảm về sinh trưởng, phát triển, năng suất.
Vì thế, đối với những khu vực này, các cơ quan chuyên môn địa phương cần thường xuyên theo dõi tình hình nguồn nước, lượng nước, khuyến cáo bà con nâng cao các đê bao để bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu mùa Tết và lúa đông xuân, tránh rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể từ khi xuống giống đến khi thu hoạch. Nếu làm tốt các vấn đề nêu trên thì vụ lúa đông xuân 2022 - 2023 ở ĐBSCL sẽ kỳ vọng thắng lợi vẹn toàn.
Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, mặc dù trong năm 2022, vùng ĐBSCL xuất hiện lượng mưa nhiều vào gần cuối năm, cộng thêm lũ thượng nguồn vượt báo động III, cao hơn so với trung bình nhiều năm trước, tuy nhiên điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc xuống giống lúa đông xuân 2022 - 2023.
Tuy nhiên sau Tết Nguyên đán Quý Mão, theo dự báo sẽ có khoảng 400.000ha lúa có nguy cơ hạn vào cuối vụ lúa đông xuân 2022 - 2023 ở Nam bộ. Đặc biệt là các vùng ven biển thuộc các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang. Khoảng 400.000ha này chiếm khoảng 26% diện tích lúa đông xuân của toàn vùng, vì vậy cần phải xuống giống sớm.
Các địa phương phải bố trí thời vụ, chủ động xuống giống sớm ở vùng ven biển có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Có như vậy mới đảm bảo đủ lượng nước tưới và hạn chế thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra nếu có. Ngoài ra, cũng đề phòng tình trạng khô hạn cục bộ tại một số địa bàn thuộc vùng phù sa ngọt.
Chính vì vậy, các tỉnh ĐBSCL luôn theo tinh thần cảnh giác cao nhất về vấn đề hạn mặn và sâu bệnh. Ví dụ nếu ĐBSCL có xâm nhập mặn sớm vào tháng 12 hoặc tháng Giêng và kéo dài cho đến tháng 4, đến tháng 5 thì phải có phương án để thời điểm này các vùng nguy hiểm nhất, vùng có nguy cơ sẽ không còn cây lúa trên đồng ruộng.