Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050: Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và trách nhiệm của doanh nghiệp

Tin tức - Sự kiện - Ngày đăng : 16:30, 18/12/2022

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch thực hiện, phương pháp đo đạc lượng giảm phát thải khí nhà kính. Hoạt động giám sát, đánh giá cơ sở xây dựng và gửi kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phát biểu tại diễn đàn: “Trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Ông Phạm Nam Hưng - Cục Biến đổi khí hậu cho biết: Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong NDC cập nhật 2022 Theo thống kê NDC năm 2015: iNDCBAU 2030: 787 triệu tấn CO2. Cam kết 8% - 25% Chưa có quy định về giảm phát thải khí nhà kính (KNK) bắt buộc. NDC 2020, NDC cập nhật 2020 BAU 2030: 927 triệu tấn CO2 Cam kết 9% - 27% Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 quy định về giảm phát thải KNK. Tính đến năm 2022, NDC cập nhật 2020 BAU 2030: 928 triệu tấn CO2. Cam kết 15,8% - 43,5%. CLQG về BĐKH đến 2050. Nghị định 06/2022/NĐ-C. Quyết định 01/2022/QĐ-TTg.

ong-pham-nam-hung.jpg
Ông Phạm Nam Hưng - Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kịch bản phát triển thông thường (BAU) BAU được xây dựng dựa trên giả thiết tăng trưởng kinh tế chưa xét đến các chính sách ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện có BAU được xây dựng cho 5 lĩnh vực bao gồm: Năng lượng nông nghiệp, LULUCF, Chất thải, các quá trình công nghiệp (IP).

Biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực

Tại diễn đàn, ông Phạm Nam Hưng đã nhấn mạnh các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng, thiết bị dân dụng, thương mai dịch vụ, sử dụng khí sinh học tại nông thôn, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông vận tải và các phân ngành công nghiệp khác. Sản xuất năng lượng được phát triển năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện nhỏ, điện rác, điện sinh khối, LNG). Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp không điều kiện của lĩnh vực năng lượng,gồm 37 biện pháp, có thể giảm được 382,66 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021-2030 và 64,78 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp có điều kiện của lĩnh vực năng lượng có thể giảm được 815,17 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021- 2030 và 162,20 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030.

Về giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt: Canh tác lúa, quản lý cây trồng cạn, phân bón và tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp. Trong lĩnh vực chăn nuôi cần cải thiện khẩu phần ăn gia súc, khí sinh hoc. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp không điều kiện của lĩnh vực nông nghiệp, gồm 6 biện pháp, có thể giảm được 69,86 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021- 2030 và 12,42 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp có điều kiện của lĩnh vực nông nghiệp, gồm 17 biện pháp, có thể giảm được 281,61 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021-2030 và 50,9 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030.

Lĩnh vực LULUCF: Bảo vệ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ven biển. Phục hồi rừng và nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon của rừng. Các mô hình nông lâm kết hơp và quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp không điều kiện của lĩnh vực LULUCF gồm 7 biện pháp, có thể giảm được 84,47 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021- 2030 và 32,47 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Các biện pháp giảm phát thải trong Đóng góp có điều kiện của lĩnh vực LULUCF có thể giảm được 21,84 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021- 2030 và 14,09 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030.

Lĩnh vực chất thải: Mục tiêu giảm phát sinh chất thải rắn và quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, tái chế chất thải, sản xuất phân compost và thu hồi khí CH4, đốt rác phát điện. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp không điều kiện của lĩnh vực chất thải, gồm 6 biện pháp, có thể giảm được 39,56 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021- 2030 và 8,72 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp có điều kiện của lĩnh vực chất thải có thể giảm được 102,78 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021-2030 và 20,7 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030.

Lĩnh vực Các quá trình công nghiệp: Sử dụng phụ gia khoáng thiên nhiên thay thế clinker, sử dụng phụ gia là phế thải từ các ngành công nghiệp thay thế clinker, áp dụng công nghệ và thực hành tốt nhất để giảm phát thải N2O cho ngành hóa chất, nâng cao hiệu quả sản xuất giảm phát thải trong ngành thép, sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp không điều kiện của lĩnh vực IP, gồm 3 biện pháp, có thể giảm được 190,54 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021- 2030 và 27,9 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Các biện pháp giảm phát thải trong đóng góp có điều kiện của lĩnh vực IP có thể giảm được 80,04 triệu tấn CO2tđ trong cả giai đoạn 2021-2030 và 21,29 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030.

toan-canh.jpg
Toàn cảnh diễn đàn: “Trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

Quy định về giảm phát thải KNK đối với doanh nghiệp

Trong diễn đàn ông Phạm Nam Hưng có nêu lên trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện kiểm kê KNK:

Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023.

Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định.

Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trướcngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.

Cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cho các doanh nghiệp theo giai đoạn 2026 – 2030.

Các biện pháp giảm phát thải KNK; Kế hoạch thực hiện; phương pháp đo đạc lượng giảm phát thải KNK, hoạt động giám sát, đánh giá cơ sở xây dựng và gửi kế hoạch giảm phát thải KNK tới Bộ TNMT, Bộ quản lý, UBND trước ngày 31/12/2025.

Đo đạc, báo cáo và thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc, phương pháp đo đạc do cơ quan có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của UNFCCC, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK: Xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK định kỳ hằng năm theo Mẫu số 02 Phụ lục III Nghị định 06, gửi Bộ TN&MT, các bộ quản lý và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh bắt đầu từ năm 2027. Yêu cầu đối với báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK phải thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải KNK. Kết quả giảm nhẹ phát thải KNK. Bảo đảm các quy định về biểu mẫu, phương thức và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại cấp cơ sở do đơn vị thẩm định thực hiện hằng năm kể từ năm 2026. Cơ sở gửi báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đã được thẩm định và báo cáo thẩm định gửi Bộ TN&MT, các bộ quản lý lĩnh vực và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2027. Quy trình thẩm định giảm phát thải KNK được quy định tại Thông tư 01/2022/TT-BTNMT (Điều 13).

Cuối cùng, ông Phạm Nam Hưng cũng nêu lên những thuận lợi, thách thức đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

Thuận lợi: tham gia thị trường các-bon trong nước và quốc tế Chuyển đổi công nghệ hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất. Tăng tính cạnh tranh khi tham gia thị trường quốc tế.

Thách thức: Các doanh nghiệp chưa nắm được các quy định, yêu cầu kỹ thuật về kiểm kê (kk) KNK Chi phí vận hành hệ thống KK KNK Chưa có hướng dẫn cụ thể về KK KNK cho tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Linh Chi