Gia tăng trẻ mắc viêm màng não cuối năm, làm gì để phòng bệnh cho trẻ?

Y tế - Ngày đăng : 18:30, 22/12/2022

Viêm màng não có thể xem là bệnh theo mùa đặc biệt là vào mùa lạnh ở phía Bắc và thời gian giao mùa ở phía Nam. Bệnh viêm màng não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương lây qua đường hô hấp rất nguy hiểm mà tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải đặc biệt là trẻ nhỏ.

Các chuyên gia cho rằng viêm màng não có thể xem là bệnh theo mùa đặc biệt là vào mùa lạnh ở phía Bắc và thời gian giao mùa ở phía Nam. Bệnh viêm màng não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương lây qua đường hô hấp rất nguy hiểm mà tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh viêm màng não có thể để lại rất nhiều di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Thậm chí người bệnh có thể tử vong do mắc bệnh viêm màng não trong thời gian rất ngắn.

vmn.jpg
Trẻ mắc viêm màng não điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).

Theo Th.BS Nguyễn Đình Qui, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), trong quá trình chăm sóc trẻ, việc vệ sinh xung quanh trẻ không được sạch sẽ trẻ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli và salmonella tấn công. Đặc biệt là liên quan đến đường miệng, trẻ nhỏ nhiều khi tiếp xúc với đất, sau đó bỏ vào miệng hoặc khi nghịch bẩn, trẻ đưa tay vào miệng cũng dễ nhiễm khuẩn e.coli. Đây cũng là một trong những lý do gây ra bệnh viêm màng não do vi khuẩn E.coli.

Bác sĩ Qui chia sẻ thêm: "Các triệu chứng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do các triệu chứng không điển hình như sốt, nôn ói, đau đầu... Bệnh khó phân biệt, cộng thêm việc nhiều bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan nên thường các bé khi được chẩn đoán mắc viêm màng não bệnh đều đã nặng".

Theo đó, ngay khi trẻ có các triệu chứng như sốt, đau đầu... thì phụ huynh cần nghĩ ngay tới bệnh viêm màng não và cho trẻ đi thăm khám kịp thời. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn, khá điển hình như co giật, hôn mê... thì não đã bị ảnh hưởng.

Dù là bệnh nguy hiểm nhưng viêm màng não đã phòng ngừa hiệu quả bằng các loại vắc xin. Chủ động tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh, đủ mũi, đúng lịch là biện pháp gần như duy nhất để phòng các tác nhân gây viêm màng não… Trẻ nhũ nhi từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn có thể tiêm vắc xin viêm màng não để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Vậy nên, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) khuyên rằng, phụ huynh chăm trẻ cần quan sát trẻ, tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ. Đồng thời, cần cho trẻ ăn chín uống sôi, tiêm phòng đầy đủ. Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh tay chân và cơ thể cho trẻ, cho trẻ mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

Dù là bệnh nguy hiểm nhưng viêm màng não đã phòng ngừa hiệu quả bằng các loại vắc xin. Chủ động tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh, đủ mũi, đúng lịch là biện pháp gần như duy nhất để phòng các tác nhân gây viêm màng não… Trẻ nhũ nhi từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn có thể tiêm vắc xin viêm màng não để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, các vắc xin kết hợp 5 trong 1 (Pentaxim - Pháp), 6 trong 1 (Infanrix Hexa - Bỉ, hoặc Hexaxim - Pháp) phòng ngừa được vi khuẩn Hib cho trẻ từ 2 tháng tuổi với lịch tiêm 4 mũi: Mũi 1, 2, 3 khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi; mũi 4 khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Vắc xin Quimi-Hib (Cu Ba) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi. Để phòng viêm màng não và các bệnh do phế cầu khuẩn, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi có thể tiêm vắc xin Synflorix (Bỉ); hoặc trẻ từ 6 tuần tuổi có thể tiêm vắc xin Prevenar13 (Mỹ) phòng ngừa đến 13 chủng vi khuẩn phế cầu.

Linh Chi