Ông Hoàng Mười - Sự tích và di sản văn hóa

Môi trường xã hội - Ngày đăng : 20:00, 27/12/2022

Tích xưa kể rằng ông Hoàng Mười là một vị thần xuống nhân gian giúp dân, giúp nước. Người dân xứ Nghệ còn lưu truyền những câu chuyện về sự đóng góp của ông tới một số nhân vật có thật trong lịch sử.

Đền Ông Hoàng Mười nằm ở đâu?

Hiện đền Ông Hoàng Mười thuộc làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Theo ước tính đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua quá trình của lịch sử, đền bị phá huỷ, măm 1995 đền được xây dựng lại. Hiện nay, đền Ông Hoàng Mười đã dần trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của tỉnh Nghệ An.

loi-tu-ngoai-dan-vao-chua.jpg
Lối từ ngoài dẫn vào chùa

Đền Ông Hoàng Mười được phục dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cậu, , lầu cô. Tại đền vẫn giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Khu đền chính xây dựng gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này sở hữu theo lối kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1ha.

Đền Ông Hoàng Mười thờ ai?

Hiện nay, Đền Ông Hoàng Mười thờ chính Quan Hoàng Mười. Ngoài ra, nơi đây còn thờ các vị Phúc Thần như: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Tứ phủ, Song Đồng Ngọc Nữ, Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung,...

den-tho-ong-hoang-10.jpg
Khuân viên đền thờ Ông Hoàng Mười.

Sự tích Ông Hoàng Mười tại Nghệ An

Tích xưa kể rằnag ông Hoàng Mười là một vị thần xuống nhân gian giúp dân, giúp nước. Người dân xứ Nghệ còn lưu truyền những câu chuyện về sự đóng góp của ông tới một số nhân vật có thật trong lịch sử.

khu-den-chinh-gom-ba-toa-dien-thuong-dien-trung-dien-ha-dien.jpg
Khu đền chính gồm 3 toà: Thượng Điện - Trung Điện - Hạ Điện

Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng ông Hoàng Mười là một nhân vật có thật trong lịch sử, được cộng đồng, nhân dân thần thánh hóa. Thực tế, đây có thể được xem như một vị anh hùng dân tộc được người xứ Nghệ tôn thờ.

Sử sách ghi lại ông là Lê Khôi - một vị tướng tài dưới thời Lê Lợi. Trong khi, một số dị bản khác lại cho rằng ông là Nguyễn Xí vị tướng của vua Lê Thái Tổ được giao trấn giữ vùng Nghệ Tĩnh.

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch coi là ngày lễ chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt sách bút … để cầu tài, cầu lộc cũng là cầu mong cho con em mình được đỗ đạt , thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Đi đến đền Ông Hoàng Mười Nghệ An cầu gì?

Người dân xứ Nghệ luôn tin rằng “đến đền Quan Hoàng Mười cầu được ước thấy", đây cũng chính là lý do nơi đây thu hút du khách thập phương ghé thăm cầu bình an, may mắn và nhiều tài lộc.

Theo quan niệm của giới hầu đồng thì ông Hoàng Mười là vị thánh ban phát tài lộc cho con người, đặc biệt là ban lộc về công danh sự nghiệp giúp nhân dân làm ăn ngày càng ấm no hạnh phúc. Người dân đi lễ bao năm qua luôn tin rằng khi đi đến đền chỉ cần thành tâm cúng bái và chăm chỉ làm ăn, tu trí rèn luyện, không ngừng nỗ lực sẽ được ngài ban phước lành cho những năm tiếp đều ăn nên làm ra.

Người Việt còn đến đền ông Hoàng Mười để cầu cho con cái của mình khoẻ mạnh, bình an, học hành tiến tới, đỗ đạt khoa cử, công việc thuận lợi, công danh, thành tài để làm rạng danh tổ tông... Còn người lớn thì cầu bình an, công danh sự nghiệp thăng tiến, suôn sẻ, phát tài phát lộc, mọi việc thuận buồm xuôi gió.

cung-tho-ong-hoang-10.jpg
Cung thờ ông Hoàng Mười.

Kiến trúc độc đáo của đền Quan Hoàng Mười Nghệ An

Theo ghi chép lại, đền thờ Ông Hoàng Mười được xây dựng từ thời hậu Lê, ngôi đền đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử và bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đến năm 1995, đền thờ Ông Hoàng 10 được chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An tôn tạo, phục dựng lại dựa trên khung nhà cũ và trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch xứ Nghệ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm.

ben-trong-den-tho-ong-hoang-muoi.jpg
Bên trong đền thờ ông Hoàng Mười

Khuôn viên đền Ông Hoàng Mười Nghệ An gồm: tam quan, đài trung thiên, tắc môn, lầu cậu, lầu cô. Bên trong vẫn giữ được hệ thống tượng pháp và 21 đạo sắc phong và các bản thần tích chữ Hán có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao.

Đền Quan Hoàng Mười có gồm ba tòa điện: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Sau khi được phục dựng, đền Ông Hoàng Mười mang nét kiến trúc của các công trình tâm linh thời nhà Nguyễn. Vật liệu dựng đền làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ các hoạ tiết long, lân, quy, phụng rất tỉ mỉ.

Nhìn từ bên ngoài, đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với hình ảnh mái ngói được chạm trổ hình rồng. Du khách có thể khám phá bằng cách đi sâu vào bên trong.

kien-truc.jpg
Từng họa tiết được chạm khắc công phu trong đền Ông Hoàng Mười.

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra bắt đầu từ mùng 8 đến 10/10 âm lịch, trước đó, trong suốt tháng 9, tháng 10 âm lịch, trung bình mỗi ngày đền đã đón khoảng hơn trăm lượt du khách về làm lễ. Đông nhất vẫn là khách đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội,,Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, ... Nhiều du khách do ở xa chờ làm lễ phải thuê phòng trọ ngay trước đền.

le-tuyeest-sac.jpg
Lễ tuyên sắc - một điểm nhấn quan trọng trong phần lễ tại Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười.

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười có hai phần gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ rước bài vị, lễ khai quang, đạo sắc từ làng Xuân Am về đền, lễ yết cáo, lễ đại tế và cuối cùng là lễ tạ. Phần hội gồm các trò chơi dân gian diễn ra trong hai ngày mùng 9 và mùng 10 thu hút nhân dân tham gia như giải bóng chuyền các xã, trò chơi kéo co, nhảy bao bố,chọi gà, giao lưu văn nghệ và đặc biệt vào khoảng 22h tối mùng 9, trước cửa đền trên sông Cồn Mộc sẽ diễn ra lễ thả đèn hoa đăng. Những chiếc đèn được kết hình hoa sen châm nến đỏ được học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái trực tiếp thả trên sông.

Cùng với các lễ hội khác, Lễ hội đền Ông Hoàng Mười có vị thế hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân với vị trí trung tâm, vừa có cảnh quan đẹp, vừa gắn với vùng du lịch Lâm Viên Núi Quyết, đền Ông Hoàng Mười ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương và lễ ngài.

phia-sau-den-la-khong-gian-du-khach-co-the-bay-mam-hoa-qua-de-dang-cung.jpg
Phía sau đền là không gian du khách có thể bày mâm hoa quả để dâng cúng

Hướng dẫn di chuyển đến đền ông Hoàng Mười

Khi du khách đến chiêm bái đền Ông Hoàng Mười có thể đi trong ngày nhưng sẽ khá mệt nhất là đối với du khách từ xa. Vì vậy đối với những bạn ở xa như Hà Nội, bạn có thể lên lịch trình du lịch kèm tham quan thêm các địa điểm khác như Cửa Lò, đảo chè, quê Bác….

huong-dan-di-chuyen-den-den-ong-hoang-muoi.jpg
Di chuyển từ thành phố Vinh tới đền Ông Hoàng Mười chỉ mất khoảng 7km

Đối với những bạn xuất phát từ Hà Nội có thể chạy thẳng cao tốc Pháp Vân QL1A hoặc đi đường Đại Lộ Thăng Long đường mòn Hồ Chí Minh. Với khoảng cách là hơn 300km sẽ mất tầm 5 giờ đồng chạy xe là bạn sẽ tới nơi.

Với những du khách chưa quen đường hay không muốn lái xe có thể lựa chọn xe khách cũng rất thuận tiện. Từ bến xe Mỹ Đình hay bến xe Nước ngầm có thể tự bắt xe chạy thẳng về bến xe Vinh, sau đấy bạn có thể bắt xe taxi hoặc xe ôm đi thêm 10km nữa là tới đền.

Còn đối với bạn ở tại Thành phố Vinh tới đền Ông Hoàng Mười khoảng 7km

Hoàng Long