Gỗ sơn huyết là gì? Cách bảo quản đồ dùng nội thất chuẩn nhất

Môi trường - Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 31/01/2023

Gỗ sơn huyết quý hiếm được xếp vào nhóm danh mục những loại gỗ nhóm I ở Việt Nam. Sở hữu những đường sóng vân, thớ gỗ đặc trưng, mùi hương thơm nhẹ nhàng. Gỗ sơn huyết là loại gỗ có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao.

Cây gỗ sơn huyết là gì?

“Sơn Huyết” là tên gọi của người Việt Nam đặt cho loại cây này. Ngoài tên “sơn huyết” thì chúng ta còn có thể gọi là “sơn tiêu, sơn rừng” . Trên thế giới, cây sơn huyết có tên Latin là Melanorrhea laccifera Pierre, thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae và bộ: Cam Rutales.

goox-son-huyet.jpg
Gỗ sơn huyết

Đặc điểm sinh thái của cây sơn huyết 

Cây Sơn Huyết có cụm hoa chùm thưa ở nách, cuống hoa có lông và dài hơn hoa. Cánh đài 5, nhẵn, cánh tràng cuộn lại, phía ngoài có lông thưa. Nhị khoảng 30 chiếc, đính thành 4 hàng. Bầu nhẵn, có 1 cuống dài có lông. Noãn đính bên ở gốc, quả hạch, hình cầu hơi bị ép, rộng 3 – 4cm, gốc có mang cánh hoa tồn tại.

Mùa hoa sơn huyết thường vào tháng 10 – 12 còn mùa quả thì từ tháng 2 – 4.

Đặc điểm của gỗ sơn huyết

Sơn huyết là loại cây gỗ lớn nên được trồng nhằm mục đích lấy gỗ là chủ yếu. Theo nghiên cứu, cây sơn huyết thường cao 20 – 30m, đường kínnh thường dao động từ 30 – 50cm, thân thường không thẳng.

van-giix.jpg
Vân gỗ Sơn Huyết

Vỏ ngoài của cây sơn huyết có màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗi bì sáng, thịt vỏ dày 7 – 8mm, có nhựa mủ vàng sau cứng lại và màu đen. Lá, đơn dai, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 12 – 20cm, rộng 7 – 10cm, 2 mặt nhẵn; Gân bên 18 – 24 đôi, nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài 3 – 6mm, dẹp và ít nhiều có cánh. Cây gỗ Sơn Huyết tăng trưởng trung bình: Khi 40 tuổi có nhiều hoa 17m và đường kính 30cm.

Trong danh mục các nhóm gỗ ở Việt Nam thì gỗ Sơn Huyết được xếp vào loại gỗ nhóm 1. Tiêu chí đanh giá của những loại gỗ nằm trong gỗ nhóm 1 này là dựa vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm và cực kì quý hiếm, ngày càng khan hiếm, có giá bán rất cao.

Cấu tạo của gỗ Sơn Huyết

Cấu tạo của cây Sơn Huyết khá đặc biệt. Cây có chiều cao khoảng từ 20 đến 30m, đường kính thân cây rơi vào khoảng 30 đến 50cm, thường là không được thẳng. Vỏ ngoài của cây có màu xám tro nổi bật, nút theo nhiều lỗ dọc thân cây, bì sáng, vỏ gỗ có thịt dày khoảng 7 đến 8mm, khi cứng lại thì nhựa mủ có màu vàng hoặc màu đen.

do-go-son-huyet.jpg
Đôn gỗ Sơn Huyết

Gỗ Sơn Huyết có lõi gỗ cực kì cứng và chắc, nặng, nếu dùng làm đồ nội thất sẽ có đồ bền khá cao theo năm tháng, chống va đập và chịu lực tốt. Đặc tính của gỗ Sơn Huyết chính là cứng, nặng, đanh nên khả năng chống mối một cao. Vân gỗ Sơn Huyết rất mịn, có màu sắc đỏ đặc trưng, nổi bật, nên dùng làm những đồ vật chế tác thẩm mĩ, trang trí. Thịt gỗ có màu đỏ tươi, trong tâm linh màu đỏ thường mang theo ý nghĩa may mắn, tài lộc nên rất được ưa chuộng trong lĩnh này.

Cây Sơn Huyết có lá đơn, dai, thường mọc cách thưa nhau, có chiều dài từ 12 đến 20cm, hai mặt nhẵn. Gân lá hai bên có 18 đến 24 đôi nổi bật lên cả hai mặt lá. Cuống của lá có chiều dài trung bình từ 3 đến 6mm.

Ứng dụng và giá trị kinh tế của gỗ sơn huyết

Ứng dụng trong nội thất

Với những đặc điểm về tính chất gỗ trên, loại gỗ này được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động sản xuất đồ gỗ thông dụng, đồ gỗ mỹ nghệ theo phong thủy với ý nghĩa đem đến sự vững chắc trong cuộc sống cũng như công việc.

Những thiết kế được tạo nên từ gỗ thường mang nét độc đáo từ màu sắc đến cách tạo nên những hoa văn, hoạ tiết tỉ mỉ, tinh xảo.

Ứng dụng trong phong thuỷ

Người ta luôn tâm niệm rằng, màu đỏ mà gỗ mang lại điều may mắn, sự bình an, tốt lành cũng như thịnh vượng cho gia đình.

Ứng dụng trong đời sống

Người ta sử dụng nhựa cây để sơn lên bề mặt các sản phẩm nội thất. Điều này sẽ giúp tăng độ bền cho sản phẩm.

Không những thế chung có khả năng kháng mối mọt vô cùng tốt, chống thấm nước cao. Và đặc biệt là tạo bề mặt bóng đẹp cho sản phẩm.

Vỏ của cây sơn huyết còn là 1 vị thuốc đặc biệt ở Campuchia. Ở Việt Nam, nó đã xuất hiện nhiều trong các phòng khám đông y.

Cách bảo quản gỗ Sơn Huyết

Dưới đây là các bước để bạn bảo vệ gỗ Sơn Huyết tránh các tình trạng như ẩm mốc, nứt nẻ hay bị mối mọt.

Đừng để đồ gỗ nhà bạn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Giữ đồ nội thất và gỗ tránh ánh nắng trực tiếp. Vì ngay cả gỗ tốt nhất cũng không chịu được nắng mưa, bão tố. Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời sẽ dễ gây biến dạng, nứt…

Khi di chuyển tránh trầy xước, không đè vật nặng lên mặt gỗ. Nâng và đặt các vật phẩm thay vì trượt chúng trên bề mặt gỗ. Nếu bị vật nặng đè lên hoặc có góc nhọn, bề mặt gỗ sẽ dễ bị trầy xước, ảnh hưởng lớn đến vẻ thẩm mỹ.

Tránh ẩm mốc là một điều quan trọng trong những cách bảo quản đồ gỗ.

Những đồ làm bằng gỗ thường rất nhạy cảm với những nơi có độ ẩm cao. Hãy đặt chúng lên những nơi cao, khô thoáng để tránh ẩm mốc. Tránh gần những máy điều hòa, hay những nơi tỏa nhiệt hoặc ẩm ướt.

Hương Giang