Lễ hội Cá Ngư nét đẹp văn hóa của cư dân vùng biển

Môi trường xã hội - Ngày đăng : 10:30, 15/02/2023

Lịch sử hơn bốn nghìn năm, Việt Nam có hơn một nghìn lễ hội trên mọi vùng của đất nước. Nếu miền Bắc được biết gắn liền với các lễ hội đình làng truyền thống thì người dân duyên hải Miền trung nơi cuộc sống sinh hoạt gắn với biển thì có nét văn hóa riêng, tạo nên nét riêng biệt của vùng biển chính là lễ hội Cầu Ngư.

Câu chuyện nguồn gồc lễ hội Cầu Ngư

cau-ngu.jpg
Lễ hội Cầu Ngư mang nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo của vùng biển.

Để cầu cho một năn mới thuận lợi, người dân miền biển tin rằng các loài sinh sống dưới biển có một sức mạnh và phù hộ, trong đó phải nhắc đến Cá Voi trong lễ hội Cầu Ngư. Cá Voi là một loài động vật thở bằng phổi, máu nóng, có kích thước khổng lồ sống ở biển. Vì thở bằng phổi nên cá voi hay nổi lên mặt nước để lấy không khí. Theo bản năng, khi gặp biển động, cá voi sẽ dựa vào các vật thể nổi trên mặt nước để giữ thăng bằng. Đặc điểm này của cá voi đã cứu và giúp đỡ nhiều ghe tàu đánh cá của ngư dân khắp mọi miền đất nước khi gặp nạn ở biển khơi. Ngư dân thành kính tin rằng cá voi là hiện thân của thế lực siêu nhiên bảo vệ ngư dân đi biển và đã “thần hóa” hình ảnh cá Voi giống như một Quán Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, Nam Hải Tướng Quân. Ngư dân  thành kính gọi cá Voi là Ông Nam Hải hay Cá Ông. Khi cá Voi chết ngư dân thành kính gọi là “Ông lụy”.

Theo tập tục của ngư dân, người đầu tiên thấy Ông lụy là Trưởng Nam của Ông phải có trách nhiệm đứng ra tổ chức tang lễ cho Ông. Nếu xác Ông nhỏ thì đem bỏ vào quan tài đi chôn. Nếu xác Ông lớn ngư dân dùng tre neo xác trên bờ biển chờ xác phân hũy rồi thỉnh cốt về làng xây dựng đền thờ cốt Ông.

Chính vì gắn liền với cuộc sống sông nước phụ thuộc vào công việc đánh bắt thủy hải sản trên biển là chính. Cho nên, qua bao nhiêu thời kỳ phát triển của lịch sử ngư dân vùng biển luôn xem Thần Nam Hải (cá Ông, cá Voi) và các vị thần sống dưới biển là vị Thần che chở cho ngư dân trong cuộc sống hàng ngày. Từ xa xưa, ngư dân đã lập nhiều miếu thờ để thờ các vị thần, đơn cử như thờ Cá Voi trong lễ hội nghinh ông.

Người  dân miền biển vẫn lưu truyền nhiều truyền thuyết khác nhau về hình tượng Cá Ông của họ thờ cúng, đây cũng là hình ảnh đặc trưng cho lễ hội cầu Ngư tại Việt Nam.

Truyền thuyết thứ nhất gắn liền với Phật giáo tương truyền cá Ông là tiền thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã có lần hóa thân để cứu khổ cứu nạn chúng sinh.

Truyền thuyết thứ hai gắn liền với Nguyễn Ánh trong thời kỳ bôn ba trốn tránh truy đuổi của Nguyễn Huệ: “Khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, thủy quân của Nguyễn Ánh tháo chạy ra biển và gặp phải sóng to gió lớn. Tong lúc nguy khốn bỗng có một con cá Ông to lớn ghé đưa thuyền vào bờ. Sau này khi chiến thắng quân Tây Sơn và lên ngôi vua, nhớ ơn cứu mạng, Nguyễn Ánh đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại Tướng quân và cho người dân lập miếu thờ cúng cá Ông…”

Thời Gian Tổ Chức Lễ Hội Cầu Ngư: Thường được tổ chức sau tết âm lịch, rơi vào tháng 3 dương lịch hàng năm, tuy mỗi địa phương có thể tổ chức sớm hoặc muộn, bởi vì ngư dân địa phương thường làm lễ vào các buổi ra khơi của một năm mới, cầu mong sự bình an và ấm no, mùa cá bội thu.
Cách tổ chức lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức ít nhất hai ngày với hai phần đầy đủ gồm phần lễ và phần hội.

Nghi lễ của Lễ hội Cầu Ngư

Trong những ngày diễn ra phần lễ của Lễ hội Cầu Ngư, ngư dân sẽ tổ chức một cách trang nghiêm, cung kính với đầy đủ các nghi thức truyền thống, bao gồm múa siêu, rước sắc, , nghinh thần, đọc văn tế,

phan-le.jpg
Lễ hội Cầu Ngư bắt đầu vào mùa đánh bắt hằng năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi thắng lợi, mùa màng bội thu.

Lễ rước sắc là phần mở đầu của Lễ hội Cầu Ngư. Sau đó, ngư dân sẽ tiếp tục thực hiện những lễ rước hồn ông Nam Hải, lễ nghinh thủy. Trong buổi lễ, khi chủ tế cúng bái trong khu vực đình thì ở phía bên ngoài đoàn hát bả trạo sẽ bắt đầu hát.

Ngư dân đóng làm ngư phủ sẽ được sắp xếp theo đội hình chèo thuyền từ 18 đến 20 người. Bên cạnh vị tổng chèo phụ trách chung mọi người sẽ được phân thành tổng lái, tổng khoan, tổng mũi,. Những người này sẽ mặc áo thụng xanh, thắt dây lưng điều và đảm đương từng nhiệm vụ được phân công cụ thể từ trước.

Vị tổng chèo sẽ cầm chèo có phần cán được sơn đỏ, giữa cây chèo có vẽ vòng thái cực, mái màu trắng. Phần chèo lái có độ dài tầm chừng 2.5m, mái màu xanh có hình rồng vàng, tay cầm màu đỏ. Trong khi đó, phần chéo quân (con trạo) dài tầm 1.2m được sơn hai màu đen trắng.

Bắt đầu hát, tổng bả trạo là người lĩnh xướng, trong khi đó con trạo sẽ phụ họa. Mọi người phối hợp nhịp nhàng với tốc độ di chuyển của đội hình múa nhằm khắc họa hình ảnh con thuyền nhè nhẹ lướt trên mặt biển. Các khúc thường dùng để hát trong buổi lễ là các điệu hát nam, hát khách đi đưa linh. Trong những lúc lao động thì ngư dân sẽ hát các điệu hò chèo thuyền, hò hụi, hò giựt chì, hò lơ, v.v.

Kế đó, trong phần tế lễ sẽ có đầy đủ lễ tế Đình, tế Sanh, tế Bà Thiên và cuối cùng là tế ông Nam Hải. Thông thường vật phẩm dâng cúng bao gồm các loại đặc sản và hương, hoa. Sau khi dâng lễ vật, chủ tế sẽ đọc văn tế ca ngợi công đức các vị tiền hiền, thủy thần đã phù hộ cho ngư dân lưới nặng cá đầy, giúp họ có được cuộc sống ấm no đủ đầy trong một năm qua.
Phần hội của Lễ hội Cầu Ngư

Sau khi kết thúc nghi lễ cầu cúng phần hội trong Lễ hội Cầu Ngư được bắt đầu với một loạt các trò chơi dân gian và hát tuồng thứ lễ diễn xướng dân gian, hát bả trạo. Ngoài ra, mọi người còn tổ chức các hoạt động thể thao sôi nổi như đua sõng, đua thuyền, lắc thúng chai, đi cà kheo, kéo co, đấu võ cổ truyền. Tất cả hoạt động này tạo bầu không khí lễ hội vừa trang nghiêm nhưng cũng rất sôi động, thú vị.

Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của ngư dân sống ở các làng chài ven biển.

Minh Lan