Nam Bộ cùng lúc đối mặt triều cường và xâm nhập mặn

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 20:00, 20/03/2023

Do ảnh hưởng của triều cường, khu vực ven biển các tỉnh Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn trên các sông.
trieu-cuong.jpg
Triều cường sẽ dâng cao tại nhiều khu vực Nam Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước quan trắc cao nhất tại trạm hải văn Vũng Tàu ghi nhận được là 3,95 m (vào lúc 11 giờ 15 phút) ngày 19/03/2023.

Dự báo mực nước triều, mực nước triều cao nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,00-4,10m.

Mực nước triều cao nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,00-4,10m.

Do ảnh hưởng của triều cường, khu vực ven biển các tỉnh Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn trên các sông.

Cùng với đó, hiện tượng xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tăng dần. Độ mặn sẽ xấp xỉ so với độ mặn cao nhất ở tháng 3/2022. Khoảng từ 19 - 25/3, xâm nhập mặn sẽ tăng cao tại cửa sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn. Trong tháng 4, xâm nhập mặn tăng cao là từ ngày 17 - 23.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam lưu ý các địa phương cần chú ý vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới, sử dụng nước tiết kiệm và trữ nước để đảm bảo nguồn nước trong kỳ mặn cao từ 21 - 25/3.

Đáng chú ý, việc giảm xả nước từ các thủy điện ở thượng nguồn trong thời gian từ 28/2 đến 6/3 xuống mức thấp còn 639 - 694 m3/s dự báo sẽ có ảnh hưởng nhẹ đến ĐBSCL và các vùng ven biển tuần từ 21 - 31/3. Khả năng mặn xâm nhập sâu thêm trên các cửa sông chính trong thời gian trên nhưng ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.

Tình hình xâm nhập mặn khu vực này sẽ phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống thích hợp.

Nguyên Lâm