Quảng Ninh: Phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước đến năm 2025
Nước và cuộc sống - Ngày đăng : 08:30, 12/04/2023
Theo mục tiêu cụ thể của đề án nêu trên, đến năm 2025, Quảng Ninh sẽ đầu tư xây dựng các hồ chứa nước tại các vùng thiếu nước và các đảo dân sinh, hệ thống chuyến nước liên vùng; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ.
Tỷ lệ sử dụng nước sạch của dân cư thành thị của địa phương này sẽ đạt trên 98%. Định mức cấp nước sạch đối với đô thị loại I là 180 lít/người/ngày đêm; đô thị loại II, III là 160 lít/người/ngày đêm; đô thị loại IV, V là 130 lít/người/ngày đêm.
Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh của dân cư nông thôn đạt 100%, trong đó 80% sử dụng nước sạch, định mức cấp nước là 80 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước khu công nghiệp tập trung đạt 100% diện tích sử dụng đất khu công nghiệp với định mức cấp nước là 45 m3/ha/ngày đêm.
Cấp nước chủ động cho 85% diện tích đất trồng lúa 2 vụ, 90% diện tích cây trông cạn, với mức đảm bảo tưới 85%. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho chăn nuôi, định mức cấp nước: Trâu bò là 65 lít/ngày đêm/con; lợn, dê là 25 liứngày đêm/con; gia cầm là l,51ít/ngày đêm/con.
Đảm bảo cấp nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 10.000m3/ha/năm; nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ là 14.000m3/ha/năm.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Quảng Ninh đề ra các giải pháp như rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cấp nước sinh hoạt đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh; từng bước thay thế nguồn nước thô ổn định cấp cho sinh hoạt từ hệ thống hồ chứa, đập dâng, công trình thủy lợi; nghiên cứu, bổ sung các giải pháp tạo nguồn tại chỗ để phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp sự cố về nguồn nước, xảy ra thiên tai (hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ ngập lụt, úng).
Rà soát, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu hạn, mặn, sử dụng ít nước cho những vùng khan hiếm nước. Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, phòng, chống lũ quét, sạt lở đất theo tần suất thiết kế, đáp ứng được yêu cầu chống chịu mưa, lũ lớn, dài ngày kết hợp với các giải pháp khác chủ động ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai bất lợi.
Các đơn vị chức năng của Quang Ninh cũng có nhiệm vụ hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; hệ thống giám sát vận hành, xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho các đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định của pháp luật; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực công nghệ cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Tuyệt đối không giao cho tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Về các giải pháp thuộc phần “cứng”, Quảng Ninh đặt ra mục tiêu duy trì và đảm bảo an toàn công trình các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn tỉnh (176 hồ chứa nước đang hoạt động, 102 trạm bơm tưới, tiêu các loại, 460 đập dâng nước): Giai đoạn đến năm 2025 sẽ sửa chữa, nâng cấp 39 hồ chứa, 36 đập dâng, 6 trạm bơm, cải tạo hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước đảm bảo đồng bộ, phù hợp với kết cấu hạ tâng kỹ thuật trên khu vực; Giai đoạn 2026-2030 sửa chữa, nâng cấp 25 hồ chứa, 20 đập dâng, 47 trạm bơm.
Giai đoạn đến năm 2025 đầu tư xây dựng mới 3 hồ chứa nước; giai đoạn 2026-2030 đầu tư xây dựng mới 16 hồ chứa nước 4 đập dâng nước, 1 nhà máy nước sản xuất nước sạch từ nguồn nước thải mỏ (tại khu vực Cẩm Phả), 1 công trình chuyển nước sạch từ Cửa Ông sang Vân Đồn.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho các giải pháp "phần mềm" và "phần cứng" nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước, nước sạch trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025 khoảng 2.124,5 tỷ. Trong đó, ngân sách tỉnh khoảng 975,5 tỷ, ngân sách cấp huyện, khoảng 444,0 tỷ cộng với nguồn vốn khác (doanh nghiệp), khoảng 705,0 tỷ. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 2.228,5 tỷ.