Vật liệu xanh (Bài 2): Tiềm năng và những thách thức
Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 10:30, 26/04/2023
Lý do nên chọn vật liệu xanh trong xây dựng
Vật liệu xanh là loại vật liệu không nung và được khuyến khích sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Khi bạn làm nhà ở hay công xưởng, nhà máy,… cũng nên lựa chọn loại vật liệu này bởi những lý do dưới đây:
Có chất lượng cao và tuổi thọ dài
Tất cả các vật liệu xanh và thân thiện với môi trường trong xây dựng đều được sản xuất trên một dây chuyển chất lượng cao, được kiểm soát nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra một cách khép kín và được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn chất lượng của thế giới như ISO, qua đó làm cho sản phẩm đạt được 1 chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng.
Và thông qua đó nhờ được sản xuất trên các dây chuyền hiện đại và tiên tiến trên thế giới, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu và sản xuất sản phẩm, các vật liệu xanh có độ bền cao tương đương với các vật liệu truyền thống, thậm chí có 1 số vật liệu còn có độ bền và tiện dụng hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống ban đầu.
Tiết kiệm tài nguyên
Vật liệu xanh góp phần giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và chủ động hơn trong việc sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho các công trình xây dựng.
Bảo vệ môi trường
Đúng như tên gọi của nó, vật liệu xanh an toàn và thân thiện với môi trường nhờ được sản xuất từ các nguyên liệu không gây hại đồng thời có thể tái chế lại được.
Tiết kiệm chi phí
Do đặc tính có thể tái sử dụng được sau khi tháo dỡ khỏi công trình. Nên chúng có thể giúp nhà đầu tư hoặc chủ nhà tiết kiệm được chi phí một cách tối đa.
An toàn cho sức khoẻ
Nhờ được làm từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường, nên các loại vật liệu xanh đặc biệt an toàn cho sức khỏe con người, dù sử dụng trong một thời gian dài.
Ta có thể thấy được, việc sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng đem lại rất nhiều lợi ích cũng như tính thân thiện đối với môi trường. Vật liệu xanh trong tương lai hoàn toàn có thể thay thế được các vật liệu truyền thống trong quá trình chọn vật liệu xây nhà của quý khách, Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp quý khách hiểu thêm về các vật liệu xanh trong xây dựng và sẽ góp phần bổ sung thêm thông tin cho việc lựa chọn vật liệu xây dựng.
Loại bỏ nguyên nhiên liệu hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường
Theo ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết, hiện các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường đang từng bước bị thay thế và loại bỏ.
Các nhà máy mới đều được đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhiều dây chuyền được trang bị mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, trình độ công nghệ đạt ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới. Phát triển vật liệu xây dựng đã từng bước được chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
PGS.TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 6,5 – 7% vào GDP của Việt Nam. Do quá trình phát triển kết cấu hạ tầng của nước ta vẫn tiếp tục trong vài chục năm nữa nên xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn tới.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần áp dụng các thành cựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có chuyển đổi số là yếu tố không thể coi nhẹ.
Để thực hiện chuyển đổi số các doanh nghiệp cần thực hiện chuyển toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp, từ khai thác mỏ, cung ứng vật tư, phụ tùng, sản xuất, logistic, bán hàng, quản lý, điều hành, công tác lập kế hoạch, tổ chức, nhân sự…thành các tín hiệu số để máy tính có thể đọc được, lưu trữ, quản lý, xử lý, chuyển từ nơi này đến nơi khác thông qua kết nối internet (IoT).
Cụ thể, mỏ nguyên liệu, cần số hóa các dữ liệu: Trữ lượng mỏ, chất lượng mỏ theo lưới khoan địa chất, tình hình khai thác (biến đổi trữ lượng, chất lượng theo thời gian), điều kiện khai thác…Các dữ liệu này được sử dụng để mô hình hóa mỏ nguyên liệu phục vụ công tác khai thác, sử dụng tối ưu nguyên liệu, dự báo nguyên liệu và lập kế hoạch nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Dây chuyền công nghệ sản xuất, cần số hóa các dữ liệu: Danh mục thiết bị kèm theo quy cách, sơ đồ công nghệ, các thông số vận hành, năng suất, chất lượng sản phẩm và bán sản phẩm của từng công đoạn sản xuất, tình trạng chất lượng thiết bị, dây chuyền sản xuất, thời gian dừng kỹ thuật, sự cố…Các dữ liệu này được sử dụng để tối ưu hóa các thông số vận hành, dự báo bảo trì, tiết kiệm năng lượng, chi phí nhân công, lập kế hoạch cung cấp phụ tùng thay thế.
Xu hướng sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam
Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh ngày càng được quan tâm. Không chỉ được các kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm mà còn nhận được sự khuyến khích của Nhà nước, Bộ Xây dựng và nhận thức thấu đáo hơn từ người tiêu dùng thông thái.
Nói như ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, nhờ việc sử dụng vật liệu xanh, các công trình xanh đem lại những giá trị to lớn cho nhà đầu tư, người sử dụng và cả môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội.
Nhờ khả năng giảm tác động tiêu cực tới môi trường từ khâu sản xuất cho đến quá trình sử dụng. Vật liệu xanh trong các công trình đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Đồng thời cũng trở thành “giải pháp nhân văn” cho các công trình xây dựng.
Tại Việt Nam, gạch nung vẫn là vật liệu phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, vật liệu này gây ra nhiều tiêu cực cho môi trường và sức khỏe. Xu hướng vật liệu thay đổi trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt là thời điểm Covid-19 diễn ra. việc sử dụng vật liệu xanh nội thất được ứng dụng nhiều hơn.
Nhà nước hiện nay cũng khuyến khích và có chính sách riêng thúc đẩy ứng dụng gạch không nung để thay thế dần cho loại gạch nung trong xây dựng. Bên cạnh đó, theo quyết định 567/QĐ-TTG vào 4/2010 đã đưa ra mục tiêu sử dụng vật liệu xanh 20% – 25% vào trong xây dựng cho tới 2015. Và phải đạt 30% – 40% vào năm 2020. Tất cả công trình vốn Nhà nước đều sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng.
Những hạn chế, khó khăn trong việc sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam
Một trong những hạn chế phổ biến của các chủ đầu tư tại thị trường Việt Nam là còn khá e dè trong việc triển khai xây dựng “công trình xanh” bởi lo ngại chi phí thiết kế, chi phí vật liệu xây dựng tốn kém.
Tại Hội nghị Vật liệu Xây dựng toàn quốc, lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh: “Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta thời gian qua đã có sự thay đổi rõ rệt, công nghệ ngày càng hiện đại, từng bước hòa nhập với trình độ chung của khu vực và thế giới. Một số doanh nghiệp có trình độ sản xuất tiên tiến, có uy tín trên thị trường”.
Tại Việt Nam, do các rào cản về công nghệ, khoa học khiến cho vật liệu xanh chưa được phát triển rộng rãi. Bộ Xây dựng nhận định, mặc dù ngành Vật liệu xây dựng những năm qua đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.
Đầu tư phát triển một số chủng loại vật liệu xây dựng còn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao. Cùng với đó, việc nghiên cứu phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản chưa được chú trọng. Thậm chí, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ở một số lĩnh vực còn lạc hậu. Nhân lực kỹ thuật cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành...
Có thể nói, chính sách thúc đẩy của Nhà nước tạo tiền đề phát triển cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam và ứng dụng nhiều vật liệu xanh thông minh, thân thiện môi trường.