Đắk Lắk: Đến khi nào “cát tặc” ngừng lộng hành trên dòng sông Krông Ana?

Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 11:12, 23/10/2017

Đăk Lăk: Chính quyền bất lực hay bao che cho DN khai thác, tập kết cát tại bến đò Giang Sơn trái phép?

(Moitruong.net.vn) – Như thông tin đã được Tòa soạn Moitruong.net phản ánh trong  bốn kì báo liên tiếp, về việc tình trạng khai thác cát trái phép, tập kết bến bãi vô tội vạ tại chân cầu Giang Sơn thuộc địa bàn quản lý của huyện Cư Kuin và Krông Bông (Đắk Lắk). Những tưởng sau khi có sự vào cuộc của báo chí và chỉ đạo của UBND tỉnh thì tình trạng trên sẽ được giải quyết, nhưng đến nay tình trạng khai thác cát trái phép vẫn tấp nập, bờ sông Krông Ana vẫn tiếp tục sạt lở, bãi tập kết cát vẫn ngang nhiên hoạt động chất cao như núi.

>>> Đăk Lăk: Khai thác cát trái phép tại bến đò Giang Sơn, chính quyền đang ở đâu?

>>> Đắk Lắk: Có hay không sự “chống lưng” của cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp khai thác cát trái phép? (Bài 3)

>>> Đăk Lăk: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý tình trạng khai thác cát tại chân cầu Giang Sơn

Clip phản ánh Tàu “không số” ngang nhiên hút cát lúc 5h15 ngày 23/10 tại địa phận Mã Bà Định

Thời gian qua, tính từ khi UBND tỉnh họp báo  ngày 7/9/2017, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Cư Kuin, UBND huyện Krông Bông khẳng định, phải cương quyết  thực hiện triệt để những sai phạm của cát tặc cũng như các DN khai thác cát dưới dòng sông Krông Ana thuộc địa bàn huyện Cư Kuin và Krông Bông.

Screenshot_20171023-173707

Các tàu “không số” trên đường đi hút cát

Trong các công văn, kế hoạch của các vị lãnh đạo này là phải làm triệt để vấn đề quản lí các tàu khai thác cát tại toàn tỉnh nói chung và địa bàn khu vực sông Krông Ana, xung quanh chân cầu Giang Sơn nói riêng, tất cả các tàu phải có Số, hoạt động khai thác cát trong thời gian quy định, từ 6h đến 18h trong ngày, nếu ngoài thời gian đó tức là vi phạm quy định. Nhưng trên thực  tế thì cát tặc vẫn hoành hành, mức độ khai thác rầm rộ, không như lời khẳng định của các vị lãnh đạo này. Cụ thể, PV đã có buổi thực tế hiện trường và kết quả ghi nhận như sau: vào lúc 4h sáng ngày 23/10/2017  được sự hỗ trợ đắc lực của người dân tại Buôn MLiêng II, PV đi ngược dòng sông Krông Ana, cụ thể từ bến sông Buôn Mliêng II, xã Đăk Liêng, huyện Lăk, đến thôn 4 xã Yang Reh, huyện Krông Bông khoảng 10 km, ngược đoạn sông này có rất nhiều tàu “Không số” đang hiên ngang đi hút cát. Đến khu vực Mã Bà Định lúc này đúng 5h15, phóng viên ghi nhận được cảnh một tàu không số ngang nhiên hút cát, điều đáng lên án hơn nữa là tàu “cát tặc” này hút sâu vào bờ, đoạn này bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng điều đó không phải là vấn đề quan tâm của những con tàu không số này.

Screenshot_20171023-173554

Tàu “cát tặc” vào sát bờ sông hút cát gây sạt lở nghiêm trọng. (Ảnh cắt từ Clip)

Tiếp tục đi ngược dòng sông, PV ghi nhận rất nhiều tàu không số đã cập bờ để  hút cát, nhưng tuyệt nhiên không hoạt động, anh Hòa (người chạy thuyền chở PV) cho biết: khi có động tĩnh những tàu này đều báo cho nhau bằng điện thoại nên họ tạm ngừng hoạt động.

Cũng theo anh Hùng người đi cùng thuyền cho biết: Cứ tầm 4h sáng các tàu này đã hoạt động hút cát rồi, PV thích tôi quay video và cung cấp cho, ngày nào chẳng hút.

IMG20171023061837

Những bãi cát xung quanh chân cầu Giang Sơn chất cao như núi

Tiếp tục đi đến gần khu vực gần cầu Giang Sơn, bãi tập kết cát dày đặc, chất cao như núi. Chỉ tính sơ sơ khoảnh 17 bãi tập kếtt cát, trong đó phía địa bàn huyện Krông Bông khoảng 12 bãi, khối lượng ước tính hàng nghìn khối cát chất đống quanh khu vực cầu. Hiện tại, HTX Nam Sơn chưa được cấp phép nhưng đã liên kết, nhờ vào giấy phép và mỏ cát của hợp tác xã Giang Sơn để hoạt động. Hợp tác xã Giang Sơn có 4 tàu đăng kí kinh doanh, tính bình quân một ngày mỗi tàu khai thác được khoảng 25 m3, vậy thì cát đâu ra nhiều như thế? Dư luận có quyền đặt câu hỏi, số cát trên bãi tập kết nhiều như  thế thì nhà nước có thu được thuế đủ khi mà DN đăng kí số tàu hạn chế như vậy? Nếu tính theo quy định thuế của tỉnh Đăk Lăk, phí tài nguyên môi trường là 4.000 đồng một khối cát vàng xây dựng, thuế tài nguyên môi trường 15%/120.000đ /1 m3 cát =18.000, tổng cộng  = 22.000 đồng. Vậy số cát trên có thu thuế đủ hay không? Điều này lại là một vấn đề đáng nói khi mà tàu không số lên đến trên 30 chiếc.

IMG20171023062921 - Copy

Mặc dù các bãi tập kết cát trái phép này bị yêu cầu dừng hoạt động, nhưng thực tế vẫn hoạt động rất nhộn nhịp

Trước đó, ngày 22/8/2017 ông Hoàng Xuân Ngân, PGD Sở Tài nguyên và Môi trường kí công văn yêu cầu di dời và giải tỏa các bãi tập kết cát đối với HTX KT SX và KDVLXD Nam Sơn có đoạn: “Chấm dứt việc tập kết cát tại các vị trí thuộc khu vực cầu Giang Sơn trên địa bàn xã Yang Reh, huyện Krông Bông; có biện pháp di dời và giải tỏa các vị trí tập kết cát tại khu vực nói trên trước ngày 30/09/2017” nhưng trên thực tế các bãi tập kết cát của đơn vị này tuyệt nhiên vẫn âm thầm tại chỗ, có lẽ văn bản chưa đủ sức răn đe? Dư luận có quyền đặt câu hỏi ai đã “bao che” cho HTX này hoành hoành, hoạt động bất chấp pháp luật?

Moitruong.net.vn tiếp tục theo dõi diễn biến và thông tin đến bạn đọc.

Trần Thọ

Trần Thọ