Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Tin hoạt động Hội - Ngày đăng : 20:12, 04/10/2023
Thực hiện Quyết định số 925/QĐ-TTG, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 07/QĐ-BCĐCTTW-VPĐP, ngày 17/10/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. trên cơ sở nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên năm 2023 đã được phê duyệt.
Đến nay tỉnh Thái Nguyên đã có 115/126 xã đạt tiêu chí môi trường. Tuy nhiên, chất lượng tiêu chí môi trương chưa hoàn thiện và còn thiếu bền vững tiềm ẩn nguy cơ xuống cấp bất cứ lúc nào, nếu không sớm đề ra các giải pháp đồng bộ. Từ thực trạng trên, Văn phòng Điều phối, Hội nước sạch và Môi trường tỉnh phối hợp Tổ chức Hội thảo: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Ông Hoàng Cường Quốc – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Hội nước sạch và môi trường tỉnh Thái Nguyên luôn đồng hành với chương trình xây dựng nông thôn mới và chúng tôi xem xét trong 19 tiêu chí thì tiêu chí về môi trường là một trong những tiêu chí rất khó đạt được, mà khi đạt rồi chúng ta không hoàn thiện sẽ khó giữ vững. Chính vì vậy, chúng tôi có mời các nhà khoa học tham gia tham luận ngày hôm nay. Để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, có vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, rác thải, nước thải, sản xuất sạch an toàn và những vấn đề ở vùng núi, vùng sâu rất khó khan, chúng tôi kỳ vọng qua hội thảo này các đại biểu cũng như các nhà khoa học sẽ đưa ra được những giải pháp mà chúng tôi sẽ tổng hợp thành các giải pháp đồng bộ để khuyến cáo với các cơ quan nhà nước cũng như các cấp của trung ương và chúng tôi ban hành những nội dung phù hợp, ngoài việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nước sạch và môi trường cũng như đóng góp tích cực cho chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở trong thời gian tới.”
Tại Hội thảo, các quý vị đại biểu, các Nhà khoa học, nhà quản lý đã có nhiều tham luận ý nghĩa và những ý kiến đóng góp quý báu về đánh gía hiện trạng, những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện; đề xuất các giải pháp nhằm giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường, xác định vai trò của các nhà quản lý ở địa phương, các sở ngành, đoàn thể và người dân để có khuyến nghị nhằm làm tốt hơn trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
PGS.TS. Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng chia sẻ: “Nước sạch trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới rất là quan trọng bởi nước sạch nó ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, nước sạch ảnh hưởng tới môi trường. Môi trường là 1 trong 3 trụ cột của phát triển bền vững ở quốc gia cũng như ở từng địa phương đó là môi trường - kinh tế xã hội và an sinh xã hội. Ở Việt Nam có 67 % dân số đang sống ở nông thôn cho nên việc chú ý tới môi trường nông thôn là vô cùng quan trọng vì đó là chất lượng cuộc sống của người dân. Nước sạch là tiêu chí số 17 trong 19 tiêu chí về phát triển nông thôn mới cho nên đó là những vấn đề vô cùng quan trọng mà trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì phải chú ý tới vấn đề này.
Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề rất nóng của cả nước chứ không riêng gì ở tỉnh Thái Nguyên, nhưng vấn đề đó liên quan tới việc từ trước tới nay chúng ta không chú ý tới việc quy hoạch về môi trường, trong đó quy hoạch những nơi nào để chôn lấp rác, cơ sở để tái chế rác, thu gom rác, tập kết rác và các nơi có công nghệ xử lý rác. Tôi cho rằng chúng ta phải chú ý tới tổng thể quy hoạch, trong tiêu chí 17 về môi trường nông thôn mới bao gồm đầy đủ các nội dung hoạt động của nông thôn, người dân từ sản xuất tới tiêu dùng tới cuộc sống hiện tại. Như vậy nếu chúng ta thực hiện quy hoạch đấy thì chúng ta sẽ đảm bảo được môi trường nông thôn sạch một cách thực chất để người dân có một môi trường tốt.” PGS.TS. Bùi Thị An chia sẻ thêm.
Bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đánh giá: “Trong buổi hội thảo hôm nay, Hội nước sạch và môi trường tỉnh Thái Nguyên đã kết hợp với Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tổ chức một hội thảo đưa ra các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở toàn tỉnh Thái Nguyên. Trong khuôn khổ của hội thảo thì Hội nước sạch và môi trường Việt Nam tham dự và đã được nghe các bài tham luận rất cụ thể và chi tiết về các nội dung của các bài tham luận. Và đặc biệt một số bài tham luận của các đồng chí bí thư, chủ tịch của các xã trong mô hình xây dựng nông thôn mới đã đưa ra các giải pháp và các tiêu chí rất cụ thể trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới đối với toàn tỉnh Thái Nguyên.”
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thì có thể nói tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) là một trong những tiêu chí khó đạt và khó giữ bền vững, những khó khăn liên quan đến nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM; bởi trong tiêu chí 17 với 5 nội dung chủ yếu, đó là: tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Do đó, kể cả các địa phương đã hoàn thành tiêu chí này, nhưng để đạt chuẩn và tiến tới nâng cao chất lượng là một nhiệm vụ rất khó khăn.
Hiện nay dưới sức ép của việc phát triển mạnh của các ngành kinh tế và gia tăng dân số, cùng với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra nhanh hơn dự đoán đã làm cho các thách thức càng trở nên hiện hữu và nguy hiểm hơn. Các tác động bất lợi sẽ gia tăng lên một mức độ cao hơn, trầm trọng hơn. Nhiều vấn đề về tài nguyên nước, về môi trường trước đây chỉ tiềm ẩn ở dạng nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực nhanh hơn. Biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước và môi trường càng trở nên khó lường; từ đó dẫn đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là hoàn thiện theo chuẩn và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM càng khó khăn hơn.
Tỉnh Thái Nguyên thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên 10 năm đạt được nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thổi có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, đã có 03 thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên và huyện Phú Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. huyện Đại Từ đạt 9/9 tiêu chí N đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận, huyện Định Hóa đạt 6/9 tiêu chí NTM cấp huyện, đang đẩy nhanh tiến độ để trình công nhận hoàn thành NTM trong năm 2023TM cấp huyện. Tuy nhiên, trong 19 tiêu chí thì tiêu chí số 17 (môi trường) là một tiêu chí rất khó đạt chuẩn, nhất là bảo đảm thực hiện đủ 5 nội dung của tiêu chí trong đó có tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, các nội dung về bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Ông Dương Văn Vượng - Chủ tịch UBND xã La Bằng chia sẻ: “Đối với đơn vị xã La Bằng, chúng tôi rất vui vì được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và Ban chỉ đạo nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên. Từ những năm 2011 xã La Bằng là 1 trong 3 xã của huyện Đại Từ được lựa chọn làm xây dựng nông thôn mới. Đối với trách nhiệm cũng như vai trò của chính quyền địa phương, Ban chấp hành Đảng bộ và chính quyền địa phương đã quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trước 1 năm là năm 2014 xã La Bằng đã về đích nông thôn mới. Đến năm 2022 La Bằng tiếp tục được sự quan tâm xây dựng nông thôn mới nâng cao, đến năm 2023 chúng tôi đã hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới kiểu mẫu và đã được UBND tỉnh Thái Nguyên đồng thuận. Đến thời điểm hiện tại thì xã La Bằng đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác vệ sinh môi trường. Đặc biệt công tác vệ sinh môi trường của xã La Bằng đến năm 2023 này được sự quan tâm của Sở Văn hóa và Ủy ban nhân dân huyện, La Bằng được công nhận là một điểm du lịch của tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8/2023. Song song với việc đó chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai để nâng cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền và quyết liệt trong công tác vệ sinh môi trường để bà con nhân dân cũng như du khách thập phương về với điểm du lịch của La Bằng ngày một khang trang, sạch đẹp và đảm bảo về mọi mặt.”
Mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã sớm có những giải pháp mang tính tổng thể để nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới thực chất là tạo điều kiện để hoàn thành các tiêu chí chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên muốn có tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đạt chất lượng cao và bền vững để góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới, trước hết phải có các giải pháp đồng bộ về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.