Khám phá mâm cỗ ngày Tết miền Trung với các món ngon truyền thống

Cuộc sống xanh - Ngày đăng : 18:00, 09/02/2024

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung cũng giống như các vùng miền khác đều mang truyền thống, văn hóa. Người miền Trung luôn cố gắng và bày biện cho gia đình mình mâm Tết vô cùng thịnh soạn để cúng tổ tiên, ông bà.

Hòa nhịp trong không khí vui tươi những ngày đầu xuân, hình ảnh nhà nhà sum vầy bên bếp hồng chuẩn bị mâm cỗ thật thiêng liêng. Cùng khám phá mâm cỗ ngày Tết miền Trung trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 có gì đặc sắc nhé.

mam-co-ngay-tet-mien-trung.jpg
Mâm cỗ ngày Tết đoàn viên của người miền Trung luôn đơn giản nhưng ấm cúng

Khám phá ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Miền Trung là vùng đất kiên cường, mạnh mẽ với con người thật thà, chất phác. Trải qua hai mùa mưa nắng ròng rã, hứng chịu nhiều tổn thất từ thiên tai, mảnh đất này vẫn luôn bất khuất và thể hiện một tinh thần vươn lên khó khăn. Vì vậy, trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung luôn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc sau một năm đầy gian truân.

Với những món ăn đơn giản nhưng tạo nên một mâm cỗ đậm chất truyền thống, người miền Trung thể hiện một tấm lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, mâm cơm còn là nơi để gia đình, người thân sum họp ôn lại kỉ niệm và sẻ chia niềm vui đầu năm.

Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán của người miền Trung còn tượng trưng cho những mong ước, xua tan muộn phiền cho năm mới mưa thuận gió hòa và vạn sự như ý.

Các món ăn không thể thiếu trong một mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Bánh tét cho mâm tết và mâm cúng ngày 30

mam-co-ngay-tet-mien-trung-1.jpg
Bánh tét là đặc trưng không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Ngày Tết cổ truyền miền Trung chắc chắn không thể thiếu món bánh tét. Đây là loại bánh mang nét đặc trưng với mùi thơm lá chuối cùng hương vị đậm đà từ nhân đậu xanh và thịt mỡ.

Bánh tét thể hiện sự thành kính, chu đáo mà con cháu chuẩn bị dành cho ông bà, tổ tiên. Đồng thời, món ăn còn chất chứa mong ước của người miền Trung mong cầu năm mới sung túc, đủ đầy và bình an. Ngoài ra, đây còn là dịp để con cháu quây quần gói bánh và ngồi bên bếp lửa hồng hàn huyền vào đêm giao thừa ý nghĩa.

Nem chua

Nem chua là một món ngon đặc sản lâu đời cũng như không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ ngày Tết miền Trung. Với hương vị lên men tự nhiên, nem chua được chế biến từ thịt heo xay, bì heo cùng các loại gia vị đặc trưng là tỏi, tiêu và lá đinh lăng.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-2.jpg
Nem chua là một món ngon đặc sản lâu đời của người miền Trung

Nem chua chính là một nét đẹp trong ẩm thực miền Trung đầy tự hào, vẻ vang. Bên cạnh đó, nem chua được ví như món quà mà ông bà, tổ tiên ban tặng, thể hiện sự hòa thuận và mong ước gắn kết của mỗi gia đình người Việt.

Thịt ngâm mắm

Thịt ngâm mắm gắn liền với món ăn đặc của người dân miền Trung chất phác, thân thương. Đây là một món ăn được chế biến đơn giản, chỉ với miếng thịt tươi ngon ngâm cùng công thức nước mắm chuẩn vị, bạn có thể thưởng thức món ăn khó quên này.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-3.jpg
Thịt ngâm mắm với hương vị quê hương khó quên

Món thịt ngâm mắm không chỉ là món ngon trong mỗi bữa cơm ngày Tết mà còn hiện diện trong mâm cỗ dâng ông bà, tổ tiên. Món ăn mang ý nghĩa hội ngộ, sum vầy, chúc mừng ngày đoàn viên bên gia đình và người thân.

Chả bò: Đặc sản Tết miền Trung

Chả bò là món ăn nổi tiếng và cũng là một đặc sản luôn có trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung. Thu hút với vị se cay của tiêu, thơm lừng từ tỏi, giòn ngọt của thịt xay, chả bò rất được yêu thích trong mỗi dịp lễ, đặc biệt là Tết Cổ Truyền.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-4.jpg
Chả bò là một món ăn đặc sản Tết miền Trung gây thương nhớ

Bên cạnh hương vị thơm ngon, món chả bò còn thể hiện lòng biết ơn, trân quý và gắn kết những mối quan hệ xung quanh ta. Món ăn là biểu trưng của sự đùm bọc khăng khít cho một năm mới gia đình được sum vầy, sẻ chia những nỗi niềm trong cuộc sống.

Dưa món

Dưa món với cái tên quá quen thuộc đối với người miền Trung thân thương. Không chỉ xuất hiện trong ngày Tết đoàn viên, dưa món còn là món ăn được yêu thích, gắn bó với bữa cơm gia đình quanh năm suốt tháng. Với các nguyên liệu thân thuộc như củ cải, dưa leo, cà rốt, củ kiệu,… dưa món có hương vị đặc trưng từ công thức nêm nếm và lên men chua mặn tự nhiên.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-5.jpg
Dưa món đơn giản nhưng mang nét đẹp ẩm thực truyền thống

Dưa món luôn góp mặt trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung, thể hiện một lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên. Món ăn dường như đã khắc sâu trong ký ức của mỗi người con tại vùng đất thân thương này. Nhắc đến dưa món là nhớ đến bữa cơm đoàn viên ấm áp, sum vầy, đơn giản nhưng bình yên.

Bánh tổ

Bánh tổ tuy là loại bánh đơn giản nhưng lại mang hương vị độc đáo khó quên. Loại bánh trứ danh vùng đất miền Trung được làm từ bột nếp giã thủ công, hấp tỉ mỉ bởi đôi bàn tay khéo léo của người dân. Bánh ăn dai dai mềm mềm cùng vị ngọt bùi từ hạt mè đặc trưng.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-6.jpg
Bánh tổ truyền thống mang hương vị độc đáo

Ngoài ra, bánh tổ còn là một biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn, mong chúc một năm mới đầy tài lộc, ấm no. Bánh tổ luôn góp mặt trên mâm cỗ ngày Tết miền Trung để cúng ngày 30 giao thừa cũng như bàn thờ ông bà, tổ tiên.

Cách bày trí các món ăn Tết chuẩn nét văn hóa miền Trung

mam-co-ngay-tet-mien-trung-7.jpg
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung được sắp xếp chu đáo, tươm tất

Mâm cỗ ngày tết miền Trung luôn được trình bày tươm tất, chu đáo và đầy đủ các món quan trọng trên một mâm tròn. Các món sẽ được chia thành các dĩa nhỏ và mỗi thứ một ít. Thông thường, một mâm cỗ sẽ được người miền Trung sắp xếp đẹp mắt như sau:

Thịt gà và chả bò sẽ được trình bày vào dĩa to, không gian dư trên đĩa sẽ được trang trí một ít hoa mai và cà rốt tạo hình hoa.
Xôi, cơm được bày ra dĩa tròn.
Nem và các món xào được bày ra dĩa vuông.
Canh thì bày trí ra loại tô vừa.
Bánh tổ cắt ra và đỏ cả lá gói bánh để mâm cỗ thêm đẹp mắt.
Sử dụng tô, bát, đũa và muỗng cùng tông màu, đồng bộ về màu sắc.
Sắp xếp vị trí các món ăn trông hài hòa, không để các món ăn tương tự ở gần nhau.
Gia vị đi kèm nên đặt gần món cần dùng và nên đặt ở khu vực giữa mâm cỗ.

Gợi ý các món ăn và và mẹo làm các món cho mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Các món mặn

Dịp Tết đến sum vầy, người miền Trung luôn quan niệm sự sung túc và ấm no qua những món mặn trong mâm cỗ đoàn viên. Đặc biệt là những món ăn quen thuộc như gà luộc, thịt vịt quay, heo quay, các món bò và các loại nem chả.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-8.jpg
Gà luộc là một món truyền thống nhất định hiện diện trên mâm cỗ ở miền Trung

Trong đó, món gà luộc chắc chắn không thể thiếu để dâng lên cho ông bà, tổ tiên. Đối với người miền Trung, gà phải được luộc nguyên con trong một nồi lớn để gà chín vàng đều, da còn nguyên vẹn và không dính vào nồi. Do đó, bạn cần lưu ý chọn nồi luộc thích hợp nhất để gà luộc chuẩn truyền thống miền Trung.

Các món cuốn

Ẩm thực miền Trung còn thu hút thực khách bởi những món gỏi và cuốn các loại. Đặc trưng của người miền Trung là mỗi gia đình thường sẽ tự điều chỉnh và tạo nên hương vị món gỏi, món cuốn với hương vị khác nhau, phù hợp với khẩu vị từng nhà.

mam-co-ngay-tet-mien-trung-9.jpg
Món gỏi thơm ngon thường xuất hiện trong bữa cơm ngày Tết miền Trung

Các món gỏi đặc sắc cũng là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn thêm vào mâm cỗ ngày Tết đoàn viên để kính dâng lên tổ tiên. Món gỏi hay cuốn chuẩn vị nhất định phải ăn kèm cùng rau sống, bánh tráng, ram cuốn và chả bò cùng hòa trong nước chấm đặc trưng chỉ có ở miền Trung.

Món tráng miệng

mam-co-ngay-tet-mien-trung-10.jpg
Bánh in cũng là loại bánh tráng miệng phổ biến tại miền Trung

Ngoài bánh tổ là món tráng miệng đặc trưng trên mâm cỗ dâng lên ông bà, người miền Trung cũng có thể chọn mua những loại bánh đặc sản khác như bánh in bột nếp, bánh ngũ sắc hoặc bánh phục linh,… Ngoài ra, một số món tráng miệng cũng được lựa chọn khác theo truyền thống miền Trung là mứt các loại như mứt đu đủ, mứt gừng, mứt bí đao,…

Các loại trái cây trong mâm cỗ miền Trung

Trên mâm cỗ Tết miền Trung chắc chắn không thể thiếu đi những loại trái cây như đào, lựu, phật thủ,… Một số địa phương sẽ dùng loại trái cây đã sấy khô và sắp xếp thật đẹp mắt, gọn gàng để dâng cúng tổ tiên, ông bà. Những loại trái cây này tượng trưng cho sự tài lộc, phát tài và đồng thời góp phần trang trí thêm cho mâm cỗ truyền thống.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung chất chứa ý nghĩa sâu sắc và mang giá trị văn hóa vùng miền thiêng liêng. Tết đến xuân về, hãy dành thời gian cho gia đình để cùng quây quần chuẩn bị mâm cỗ đoàn viên bạn nhé.

Linh Đan