Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút ở Đắk Nông chính thức phát điện thương mại
Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 04:11, 25/04/2019
– Cuối tuần qua, Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút (huyện Cư Jút) chính thức phát điện thương mại COD, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch dự kiến. Dự báo Nhà máy sẽ mang đến những tiềm năng lớn trong phát triển nguồn năng lượng sạch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng.
>>> TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số UV vượt ngưỡng mức báo động nguy hiểm
>>> Cần Thơ: Trường học, bệnh viện thành nơi lý tưởng để… tập kết rác
Là một trong những những địa phương có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, với số giờ nắng lên đến 2.600 giờ/năm. Đắk Nông đã thu nhút nhiều doanh nghiệp về điện năng lượng mặt trời đến đầu tư để khai thác nguồn năng lượng vô tận tại đây.
Theo đó, năm 2018 UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án điện năng lượng mặt trời tại huyện Cư Jút đó là: Dự án Nhà máy điện mặt trời Cư Jút và Dự án điện mặt trời Trúc Sơn. Hai dự án có công suất thiết kế hơn 100 MW, với tổng kinh phí đầu tư gần 2.500 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút
Trong đó Dự án Nhà máy điện mặt trời Cư Jút (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) do Công ty CP Thủy điện miền Trung (EVNCHP) làm chủ đầu tư. Đây là 1 trong 2 dự án điện mặt trời được quy hoạch đầu tiên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), triển khai từ tháng 6/2017, có tổng vốn đầu tư 1.367 tỷ đồng với công suất lắp đặt máy 50 MWAC, điện lượng bình quân 94,71 triệu KWh/năm (với tần suất 65%). Sản lượng điện dự kiến đạt trên 90 triệu KWh/năm. Doanh thu Nhà máy điện mặt trời Cư Jút ước đạt 200 tỷ đồng/năm, dự kiến trong 9 năm sẽ thu hồi 100% vốn đầu tư.
Việc xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy điện mặt trời Cư Jút góp phần nâng cao sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Đồng thời mở ra giai đoạn mới phát triển nguồn năng lượng sạch, công nghệ cao góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho tỉnh Đắk Nông.
Theo ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, ngoài việc kêu gọi các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước quan tâm đầu tư dựa trên tiềm năng, lợi thế về đất đai thổ nhưỡng, phát triển các dự án nông nghiệp, công nghiệp. Đắk Nông cũng kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng từ thủy điện, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Hai dự án điện mặt trời trên khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cư Jút nói riêng và Đắk Nông nói chung.
Việc khai thác nguồn năng lượng mặt trời để sản xuất điện không chỉ tại địa bàn Đắk Nông mà đang được các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên tích cực triển khai. Các dự án điện mặt trời đang có kế hoạch triển khai, dự báo sẽ mang đến những tiềm năng lớn trong phát triển nguồn năng lượng sạch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Tây Nguyên.
Mặt khác, dự án được xây dựng ở khu vực có mức bức xạ cao, địa hình khá bằng phẳng nên rất thuận lợi cho công tác san lấp mặt bằng, vận chuyển máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình. Đặc biệt, đường dây 110 kV Đăk Mil – Cư Jút đi ngang qua khu vực dự án nên tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công đường dây đấu nối trạm biến áp của nhà máy điện mặt trời Cư Jút với đường dây 110kV Đăk Mil – Cư Jút.
Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút trực thuộc Công ty CP Thủy điện Miền Trung, đồng thời là chi nhánh của công ty này tại tỉnh Đắk Nông.
Đây là 1 trong 2 dự án điện mặt trời được quy hoạch đầu tiên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, triển khai từ tháng 6-2017, có tổng vốn đầu tư 1,367 tỉ đồng với công suất lắp đặt máy 50 MWAC, điện lượng bình quân 94,71 triệu KWh/năm (với tần suất 65%). Sản lượng điện dự kiến đạt trên 90 triệu KWh/năm, doanh thu ước đạt 200 tỉ đồng/năm.
Và điều quan trọng, theo ông Giới là đã chọn được nhà thầu Tổng thầu SUMEC Complete Equipment & Engineering Co., Ltd có kinh nghiệm thực hiện gói thầu EPC cho các nhà máy điện mặt trời ở Trung Quốc, Malaysia và một số quốc gia khác, có tiềm lực tài chính tốt nên thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án.
Dự kiến trong 9 năm, dự án Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút sẽ thu hồi 100% vốn đầu tư. 187.890 tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại nhà máy có hạn sử dụng 25 năm; sau thời gian này, nhà sản xuất sẽ đánh giá lại tình trạng pin để tiếp tục sử dụng hoặc thu hồi.
Ngọc Ánh (t/h)