Phát triển thủy điện gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái

Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 06:00, 18/04/2019

Hiện nay, toàn tỉnh có 41 dự án thủy điện vừa và nhỏ, với tổng công suất lắp máy là hơn 457MW. Trong đó có 10 nhà máy thủy điện đang vận hành, khai thác; 15 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 17 nhà máy thủy điện được UBND tỉnh cho chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư…

>> Những biện pháp bảo vệ môi trường sống

– Các dự án phát triển thủy điện, khai thác tốt tiềm năng hiện có gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đang góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, việc ồ ạt xây dựng các dự án thủy điện tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế – xã hội mà các công trình thủy điện đã mang lại, còn nhiều vấn đề phức tạp và bất cập xảy ra đối với đời sống xã hội và môi trường, như: Ảnh hưởng đến nhà ở, đất ở, đất canh tác, cây cối, hoa màu và các công trình kiến trúc trên đất; công tác đền bù chậm, các chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, bố trí đất sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ sau thu hồi đất chưa được quan tâm thực hiện… Vì vậy đời sống của người dân tại khu vực có thủy điện còn gặp khó khăn; môi trường bị tác động theo chiều hướng xấu.

Ðiện Biên Ðông là một trong những huyện có nhiều dự án thủy điện đã được khảo sát, lập dự án và cấp chứng nhận đầu tư. Hiện nay, toàn huyện có 11 dự án đã được phê duyệt, cấp phép đầu tư, thi công hoặc đang trong giai đoạn khảo sát, bổ sung quy hoạch.

Ảnh minh họa

Trong quản lý, vận hành công trình thủy điện, các dự án cũng chú ý nhiều hơn đến chống lũ, cấp nước, bảo vệ môi trường ở hạ du, đồng thời xem xét vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm sử dụng hiệu quả, đa mục tiêu nguồn nước. Về phía tỉnh Nghệ An, cần đánh giá môi trường tổng thể, cộng hưởng của nhiều dự án trên cùng một hệ thống sông trên địa bàn toàn tỉnh nhằm giám sát việc khai thác các dự án thủy điện theo hướng bền vững.

Các địa phương nơi có dự án thuỷ điện phối hợp với chủ đầu tư thực hiện tốt và kịp thời công tác di dân tái định cư cho người dân bị mất đất do xây dựng công trình thủy điện. Giải quyết tốt các chính sách hỗ trợ về đời sống cho các hộ di triển chuyển, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho số dân phải di chuyển đến nơi ở mới. Để bảo vệ rừng bị ảnh hưởng cần quy hoạch ổn định thủy điện gắn với xây dựng phát triển rừng. Đối với các dự án ảnh hưởng đến diện tích rừng, các dự án phải thực hiện cam kết trồng bù rừng và phối hợp với kiểm lâm để ngăn chặn các hoạt động chặt phá rừng có thể xảy ra.

Trong đó, 2 dự án: Thủy điện Sông Mã 3 và Thủy điện Na Son đang triển khai thi công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 2 dự án này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và môi trường xung quanh. Ðiển hình, dự án Nhà máy Thủy điện Sông Mã 3 đóng trên địa bàn 3 xã: Mường Luân, Phì Nhừ và Phình Giàng, chủ đầu tư chậm chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho người dân, làm ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông (nhiều đoạn đường trên quốc lộ 12B bị xuống cấp, phá nát bởi xe trọng tải lớn chở vật liệu xây dựng thủy điện), gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài 2 dự án đang triển khai thi công, trên địa bàn huyện còn có 9 dự án thủy điện đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư và cho chủ trương nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch.

Riêng trên dòng sông Mã, đoạn chảy qua địa phận huyện có chiều dài khoảng 40km nhưng có tới 7 dự án thủy điện. Nếu được đầu tư xây dựng thì người dân các xã vùng hạ lưu như Mường Luân, Háng Lìa, Tìa Dình… sẽ phải chịu ảnh hưởng của việc mất đất sản xuất, thiếu nước, vấn đề môi trường…

Ðặc biệt, việc xây dựng nhiều công trình thủy điện trên cùng một đoạn sông làm mất đi dòng chảy sinh thái ảnh hưởng đến động, thực vật xung quanh. Ðây cũng chính là vấn đề mà chính quyền huyện Ðiện Biên Ðông đang băn khoăn, lo lắng.

Theo thống kê, từ năm 2012 đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có hơn 70 dự án (bao gồm cả dự án thủy điện) thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất nông nghiệp. Tổng diện tích rừng và đất nông nghiệp chuyển đổi là hơn 630ha.

Trong đó, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có 35 dự án; tổng diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích là hơn 511ha (bao gồm 1,8ha rừng đặc dụng; 226,7ha rừng phòng hộ; 282,8ha rừng sản xuất).

Trong quản lý, vận hành công trình thủy điện, các dự án cũng chú ý nhiều hơn đến chống lũ, cấp nước, bảo vệ môi trường ở hạ du, đồng thời xem xét vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm sử dụng hiệu quả, đa mục tiêu nguồn nước.

Các địa phương nơi có dự án thuỷ điện phối hợp với chủ đầu tư thực hiện tốt và kịp thời công tác di dân tái định cư cho người dân bị mất đất do xây dựng công trình thủy điện.

Giải quyết tốt các chính sách hỗ trợ về đời sống cho các hộ di triển chuyển, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho số dân phải di chuyển đến nơi ở mới.

Để bảo vệ rừng bị ảnh hưởng cần quy hoạch ổn định thủy điện gắn với xây dựng phát triển rừng.

Đối với các dự án ảnh hưởng đến diện tích rừng, các dự án phải thực hiện cam kết trồng bù rừng và phối hợp với kiểm lâm để ngăn chặn các hoạt động chặt phá rừng có thể xảy ra.

Mới đây nhất, cuối năm 2018 UBND tỉnh đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các bộ ngành liên quan về việc xin chuyển đổi hơn 226ha rừng để làm 17 dự án; trong đó có 3 dự án thủy điện cần chuyển đổi 19,44ha đất rừng tự nhiên.

Ðiển hình, để thực hiện dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Mức (huyện Tuần Giáo) phải thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng hơn 170ha, chủ yếu là đất rừng. Mới đây nhất, Dự án Nhà máy Thủy điện Mường Mươn (huyện Mường Chà) đã phải chuyển đổi hơn 61ha đất rừng sản xuất và đất trồng lúa…

Mặc dù trong quá trình xin đầu tư dự án thủy điện, các nhà đầu tư luôn trình bày phương án trồng bù diện tích rừng bị thu hồi chuyển đổi mục đích hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế, tuy nhiên trên thực tế diện tích rừng trồng bù không thể bù đắp lại diện tích rừng đã mất.

Ðây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi bất thường của thời tiết, mưa lũ, xói lở đất…

Thiết nghĩ, việc thu hút đầu tư, phát triển thủy điện sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế – xã hội địa phương, song các cơ quan chức năng cần xem xét, quy hoạch khoa học, phù hợp thực tế địa phương; quá trình triển khai dự án phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định như đã cam kết của chủ đầu tư, đặc biệt liên quan đến lợi ích người dân vùng dự án và vấn đề môi trường.

Ngọc Anh (t/h)

Ngọc Anh (t/h)