Nạn san lấp ao, hồ tại Hà Nội Bài 2: Hệ lụy và giải pháp của vấn nạn san, lấp ao, hồ tại Hà Nội

Emagazines - Ngày đăng : 15:16, 06/05/2024

Câu chuyện san lấp ao, hồ không mới nhưng hậu quả để lại chưa bao giờ là cũ cả. Các chuyên gia môi trường cho rằng, san lấp ao, hồ trái phép không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn để lại nhiều hệ lụy cho môi trường. Đặc biệt, ao, hồ khi bị lấp đi thì gần như không thể khôi phục như hiện trạng ban đầu được nữa. Vậy đâu là giải pháp để bảo vệ ao, hồ Hà Nội khỏi tình trạng bị xâm hại?…
b2-a1.png
b3-a1.png

Nhiều nơi trước đây từng là không gian xanh, nơi thư giãn cho người dân thì nay đã “khoác” lên mình một diện mạo mới hoàn toàn - nhếch nhác và ô nhiễm. Giữa cuộc sống đô thị hối hả, đôi khi con người cần một chỗ để có thể hít sâu, thở nhẹ, sống chậm lại và phóng tầm mắt ra xa nhưng thứ đập vào mắt họ lại là những ngôi nhà bê tông chọc trời hoặc những bãi rác hay những căn nhà tạm bợ mọc ra từ ven hồ…

Các chuyên gia môi trường cho rằng, tình trạng ao, hồ bị san lấp sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn nước, hủy hoại cảnh quan đô thị và kéo theo nhiều hệ lụy khác. 

psg-dtt.png
xanh-la-va-den-dam-chuyen-nghiep-trich-dan-tinh-chung-bai-dang-facebook-tin-tuc.png

Thực tế đã cho thấy, để đối phó với tình trạng lấn chiếm ao hồ, nhiều địa phương đã tiến hành xây bờ kè xung quanh ao, hồ. Tuy nhiên, ngay sau đó vấn đề mới đã phát sinh, đó là vấn đề ô nhiễm. Các cống thải sinh hoạt từ nhà dân, nhà hàng, quán ăn… được nối trực tiếp vào các ao hồ, biến nơi đây không khác gì những bể chứa chất thải khổng lồ và luôn trong tình trạng bốc mùi khó chịu. Ngoài ra, tình trạng cá chết hàng loạt tại nhiều ao, hồ lớn vẫn thường xuyên diễn ra trong nhiều năm qua mà chưa có cách nào xử lý.

Đặc biệt, ao hồ tự nhiên có tác dụng như một “túi chứa nước” khi mưa lớn. Diện tích ao hồ bị thu hẹp cũng làm giảm khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa của đô thị, khiến tình trạng ngập úng lan rộng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân ở các khu vực lân cận. 

Đã có thời gian người dân Hà Nội quen với cảnh "cứ mưa là lụt". Mặc dù thành phố Hà Nội đã đưa ra hàng loạt biện pháp quyết liệt để bảo vệ ao hồ nhưng dường như những biện pháp quyết liệt ấy không chống lại được sự cám dỗ của những "cơn sốt đất".

anh-2-1-(1).jpg
Diện tích ao hồ bị thu hẹp cũng làm giảm khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa của đô thị, khiến tình trạng ngập úng lan rộng

Bàn về vấn đề này, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: "Dù có diện tích mặt nước lớn nhưng trong những năm qua, Hà Nội đã lấp đi quá nhiều ao hồ tự nhiên trong khi hồ đã hình thành tự nhiên thì sẽ có chức năng điều hòa nguồn nước, tạo cảnh quan. Vì thế, không nên vì lợi ích trước mắt mà lấp hồ, bởi hệ quả của việc lấp hồ sẽ gây ra những biến động của thiên nhiên ngay lập tức như: Ngập lụt, ô nhiễm, giảm lượng nước ngầm đột ngột. Quá trình bê tông hoá diễn ra quá nhanh, bề mặt đất đai bị che phủ, san lấp ao hồ khiến cho hệ thống thoát nước của thủ đô bị đình trệ, dẫn tới tình trạng ngập úng như hiện nay.”

PGS.TS Đào Trọng Tứ cũng cho rằng, tuy có nhiều nguyên nhân gây ra ngập lụt nhưng nếu các ao, hồ, đặc biệt là các hồ điều hòa bị san lấp, lấn chiếm thì nó sẽ ảnh hưởng và tác động đến việc gây ra hiện tượng lũ lụt tại thủ đô. 

b3-a1-1-.png
b3-a1-2-.png

Có thể kể đến vụ việc san lấp ao, hồ bằng phế thải xây dựng diễn ra tại phần ao hồ nằm trong diện đất nông nghiệp thuộc địa bàn phường Việt Hưng, quận Long Biên. Năm 2023, theo ghi nhận, diện tích ao khu vực này đã bị thu hẹp đáng kể. Hoạt động san lấp khu ao bằng phế thải xây dựng diễn ra ngay tại khu đất nằm giữa trung tâm quận khiến khu ao này đứng trước nguy cơ xóa sổ.

Để che giấu hành vi hủy hoại này, bên ngoài khu đất đều được quây tôn kín mít. Trả lời báo chí, lãnh đạo phường Việt Hưng, quận Long Biên cho biết, việc khôi phục hiện trạng ao, hồ là rất khó thực hiện. 

Hay vụ việc lấp ao, lấp hồ bằng phế thải xây dựng còn diễn ra rầm rộ trên địa bàn 2 xã Ngọc Hồi và Liên Ninh, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ở một số vị trí điểm nóng về hiện tượng đổ thải trái phép, UBND xã Ngọc Hồi đã đặt các tấm biển cấm nhưng có vẻ như không mang lại nhiều tác dụng. Vì ở phía bên trong, nhiều khu ao với diện tích lên đến cả chục nghìn m2 nhưng giờ cũng chỉ còn lại thành cái vũng, sau cuộc xâm lấn của phế thải.

Trả lời báo chí về lý do vì sao khu đất dự án đang được Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì quản lý vẫn xảy ra hiện tượng lấp ao thì câu trả lời chỉ là "đổ trộm". Bên cạnh đó, đại diện huyện Thanh Trì cũng cho biết, việc xử lý phế thải xây dựng bị đổ trộm trên ao, hồ khá khó khăn vì không có địa điểm để xử lý. 

xanh-la-va-den-dam-chuyen-nghiep-trich-dan-tinh-chung-bai-dang-facebook-tin-tuc-1-.png
b3-a1-3-.png
b3-a1-4-.png
anh-33.jpg
Ao, hồ cũng là một loại tài sản công quan trọng và quý giá
b3-a1-5-.png

Ngoài ra, hành vi đổ chất thải rắn thông thường lấp sông, hồ có thể bị xử phạt tù tới 7 năm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội gây ô nhiễm môi trường, nếu đổ chất thải rắn thông thường từ 200.000kg (tức 200 tấn) tới 500.000kg (tức 500 tấn) là có thể bị xử phạt tù từ 1 – 5 năm. Nếu vượt quá 500.000kg thì có thể bị phạt tới 7 năm tù. 

Có thể thấy, hệ thống pháp luật xử lý nạn san lấp ao, hồ không phải là không có. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm qua, những quy định này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ ao, hồ thủ đô. 

Các chuyên gia nhận định, đây không chỉ là câu chuyện của chính quyền các cấp mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng và cần một chế tài đủ mạnh để bảo vệ ao, hồ Hà Nội khỏi tình trạng bị xâm hại. 

PGS.TS Đào Trọng Tứ cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương án giải quyết dứt điểm nạn san lấp, lấn chiếm ao hồ. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ ao, hồ, sông suối là vô cùng quan trọng, bởi nếu không bảo vệ được thì thủ đô cũng sẽ không thể phát triển được. 

psg-dtt-1-.png
xanh-la-va-den-dam-chuyen-nghiep-trich-dan-tinh-chung-bai-dang-facebook-tin-tuc-2-.png
anh-44.jpg
Theo các chuyên gia, cần một chế tài đủ mạnh để bảo vệ ao, hồ Hà Nội khỏi tình trạng bị xâm hại

Ao hồ mang lại giá trị vô cùng lớn lao cho người dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP Hà Nội phát sinh khoảng 5.000 tấn chất thải rắn xây dựng từ các khu dân cư và công trình. Vậy nếu khối lượng chất thải khổng lồ này đổ lấp hết xuống các ao, hồ thì hậu quả sẽ còn lớn đến mức nào… 

Câu chuyện ngăn chặn vấn nạn san, lấp ao, hồ được giải quyết đến đâu còn phải chờ trong thời gian sắp tới nhưng việc quan trọng trước mắt là phải bảo vệ diện tích ao, hồ đất đai còn lại trước nạn san lấp, vì sẽ rất khó để khôi phục nguyên hiện trạng ban đầu cho ao, hồ. Đã đến lúc cần phải quan tâm hơn nữa, với những chế tài mạnh mẽ hơn để bảo vệ ao, hồ thủ đô không bị ô nhiễm, lấn chiếm trái phép, tạo nên diện mạo văn minh cho đô thị.

thuc-hien-gofinallllll.jpg

Thanh Thảo