LHQ ứng dụng công nghệ mới vào quản lý buôn bán động vật hoang dã
Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 13:00, 02/09/2019
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đang ứng dụng một công nghệ mới vào việc quản lý buôn bán động vật hoang dã, cho phép các quốc gia kiểm soát tốt hơn thương mại hợp pháp của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và giúp ngăn chặn tình trạng buôn bán bất hợp pháp.
Hiện có 183 chính phủ tham gia Công ước quốc tế về buôn bán các loài động và thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
CITES là Công ước của Liên hợp quốc về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Sau ngày khai mạc 17-8 tại Geneva, Thụy Sĩ, Hội nghị các nước thành viên công ước CITES chia thành hai Ủy ban để họp về các đề xuất và các vấn đề liên quan được đề xuất trong hội nghị.
Các nước thành viên của công ước CITES đã từng bỏ phiếu để hạn chế việc buôn bán mẫu vật voi châu Phi hoang dã còn sống tại các môi trường tự nhiên của chúng trong khuôn khổ các chương trình bảo tồn tại chỗ. Điều này sẽ chấm dứt việc buôn bán voi hoang dã cho các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD như vườn thú hoặc các cơ sở gây nuôi cho mục đích giải trí, như một cách đẩy chúng đến “những điểm đến (cơ sở nuôi nhốt) không phù hợp và không chấp nhận được.
Buôn bán sừng tê giác
Giám đốc bộ phận công nghệ và hậu cần của UNCTAD, bà Shamika N.Sirimanne, cho biết hệ thống trên sẽ cải thiện đáng kể việc quản lý buôn bán động vật hoang dã toàn cầu. Giải pháp dựa trên điện toán đám mây có tên là “eCITES BaseSolution” nhằm giảm bớt các công đoạn trong việc cấp giấy phép thương mại do hệ thống này cung cấp sự hỗ trợ tự động cho quá trình xin giấy phép, xử lý, cấp phép và thông báo.
Hệ thống sẽ tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc kiểm tra và cấp phép, tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ tốt hơn. Các nhà chức trách cũng sẽ được hưởng lợi nhờ có báo cáo nhanh hơn và dữ liệu tốt hơn, cho phép các cơ quan chính phủ hướng tới mục tiêu tốt hơn trong việc kiểm tra và xác định các tác nhân vi phạm pháp luật.
UNCTAD đang thí điểm hệ thống trên với Cơ quan Bảo tồn Động vật hoang dã Sri Lanka để cải thiện năng lực của cơ quan có thẩm quyền nhằm kiểm soát việc buôn bán hợp pháp các loài được liệt kê trong Công ước CITES và giúp ngăn chặn tình trạng buôn bán bất hợp pháp.
có thể được triển khai ở các quốc gia khác thông qua thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật giữa UNCTAD và quốc gia thụ hưởng.
Ngọc Ánh (t/h)