Phát hiện loài lươn phóng điện mạnh nhất thế giới ở Amazon

Tài nguyên và phát triển - Ngày đăng : 05:00, 14/09/2019

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học đã phát hiện hai loài lươn điện mới trong lưu vực sông Amazon, trong đó một loài có khả năng giật điện kỷ lục.

Trước đây các nhà khoa học xác định lươn điện thuộc đơn loài. Nhưng việc tìm thấy hai loài mới cho thấy sự đa dạng sinh học ở Amazon vẫn chưa được khám phá hết, theo một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil, Guyana và Suriname.

“Vẫn có thể tìm thấy những loài cá mới có kích thước tới 2,5 mét trong rừng nhiệt đới Amazon cho thấy vẫn còn rất nhiều loài để khám phá, nhiều trong số đó có thể được sử dụng cho nghiên cứu y học hoặc để thúc đẩy tiến bộ công nghệ”, Carlos David de Santana thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Washington, DC, người đứng đầu nghiên cứu giải thích.

Chúng là bằng chứng cho thấy sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc trong vùng nhiệt đới Amazon, nơi còn nhiều bí ẩn chưa được biết đến. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn hỏa hoạn và chặt phá rừng, theo Guardian.

Loài lươn điện mới có tên Electrophorus voltai có thể phát ra luồng điện lên tới 860 volt. Ảnh: AFP.

“Bất chấp tác động của con người đối với rừng Amazon trong 50 năm qua, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những loài cá khổng lồ như hai loài cá chình điện mới này”, C David de Santana, nhà động vật học cộng tác với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, chia sẻ. Cá chình điện có hình dáng như lươn, nên thường được gọi là lươn điện.

Điều này khiến Electrophorus voltai trở thành “máy phát điện sinh học mạnh nhất từng được biết đến”. Các nhà khoa học cho rằng khả năng này nhằm thích ứng với môi trường sống ở cao nguyên, nơi độ dẫn điện trong nước giảm.

Hiện tượng này có thể được giải thích bằng sự thích nghi của loài này với môi trường nước của nó, nằm trên vùng cao, nơi độ dẫn điện thấp.

Khoảng 250 loài cá phóng điện sống ở Nam Mỹ. Tất cả đều tạo ra năng lượng điện để giao tiếp hoặc định hướng, nhưng cá chính điện là loài duy nhất sử dụng điện để săn mồi hoặc tự vệ.

Hiện nay, các nhà khoa học thế giới vẫn đang nghiên cứu cơ chế phóng điện của lươn để chế tạo pin nuôi các thiết bị cấy ghép.

“Lươn có thể có các enzyme khác nhau, các hợp chất khác nhau có thể được sử dụng trong y học hoặc có thể truyền cảm hứng cho công nghệ mới”, Tiến sĩ C. David de Santana nói.

Ngọc Ánh (t/h)

Ngọc Ánh (t/h)