Những địa phương nào chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3?

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 08:35, 04/09/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 (Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Dự báo cơn bão này có khả năng sẽ đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và cả phía Đông Hà Nội.
Biến đổi khí hậu

Những địa phương nào chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3?

Phúc Minh {Ngày xuất bản}

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 (Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Dự báo cơn bão này có khả năng sẽ đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và cả phía Đông Hà Nội.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.

Dự báo vào lúc 4h ngày 5/9, bão số 3 di chuyển theo phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km/h, ở vị trí cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 560km về phía Đông với sức gió cấp 13, giật cấp 16.

bao-so-3.jpg
Ảnh minh họa

Lúc 4h ngày 6/9, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo phía Tây với tốc độ 10-15km/h, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 230km về phía Đông với sức gió cấp 14, giật cấp 17

Đến 4h ngày 7/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h đi vào vịnh Bắc Bộ với sức gió đạt cấp 13, giật cấp 16 trên khu vực phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km, cường độ tiếp tục giảm dần.

Theo chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, bão số 3 (bão Yagi) sẽ sớm mạnh lên thành cấp cuồng phong (Typhoon) trong hôm nay (4/9) và khả năng cao sẽ mạnh lên thành cấp siêu bão (Super typhoon) trong ngày 5/9 trước khi tiếp cận vùng eo biển giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Người dân các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và cả phía Đông Hà Nội nên chuẩn bị trước các phương án chằng chéo nhà cửa, gia cố mái ngói, mái tôn bằng cách đặt các túi nước khoảng 20 lít đến 30 lít, cho vào các bao tải và bơm nước, buộc chặt, cố định bằng dây hoặc không bơm nước quá đầy để tạo thế nằm vững chãi cho các bao nước. Bằng cách này, các bao nước sẽ giúp đè mái tôn lại, chống được gió cấp 11 và 12 đấy. Lưu ý chỉ áp dụng với các mái tôn không dốc và phải có khung vững chãi.

Phúc Minh